Dù sao thì một trong những hệ quả chính của hai sự kiện trên là đã
nâng hệ thống thương mại lên đến mức huy hoàng chói lọi mà nếu khác đi
thì không thể nào đạt được. Mục đích của hệ thống này là làm giàu đất
nước bằng công thương nghiệp hơn là bằng nông nghiệp, bằng nền sản xuất
ở thành thị hơn là ở nông thôn. Nhưng nhờ những phát kiến này mà các
thành phố thương nghiệp ở Châu Âu từ những nhà sản xuất và vận chuyển
hàng hóa cho một phần rất nhỏ của thế giới (phần Châu Âu bên bờ Đại Tây
Dương, các nước ven biển Baltic và Địa Trung Hải) đã trở thành các nhà
sản xuất hàng hóa cho Châu Mỹ rộng lớn và thịnh vượng, và các nhà vận
chuyển (và một phần nào đó sản xuất) hàng hóa cho hầu hết các nước Châu
Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Hai thế giới mới đã mở cửa đón nhận hàng hóa
của Châu Âu, và mỗi thế giới mới đều rộng lớn hơn thế giới cũ, và thị
trường của mỗi thế giới mới càng ngày càng trở nên to lớn hơn.
Các nước có thuộc địa ở Châu Mỹ và buôn bán trực tiếp với Đông Âu
trên thực tế được hưởng cái hào nhoáng của ngành ngoại thương đó. Song,
các nước khác, bất chấp mọi hạn chế nhằm loại trừ họ ra, thường được
hưởng phần lớn hơn trong số lãi thực của thương mại. Ví dụ, các thuộc địa
của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã khuyến khích nền công nghiệp của các
khác nhiều hơn là của nước mình. Chỉ riêng hàng vãi lanh, mức tiêu dùng
của các nước thuộc địa (người ta nói vậy, nhưng tôi không dám khẳng định
con số này) lên tới hơn 3 triệu bảng Anh. Mà hầu như toàn bộ số vải này do
Pháp, Flanders, Hà Lan và Đức cung cấp. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chỉ
cung cấp một phần rất nhỏ. Số vốn, mà các thuộc địa dùng đề mua số lượng
vải lanh lớn như vậy, hàng năm được phân chia cho dân chúng ở các nước
Pháp, Đức v.v.. Lợi nhuận của vốn được tiêu dung ở Tây Ban Nha va Bồ
Đào Nha và góp phần tăng sự giàu có của giới thương nhân ở Candiz và
Lisbon.
Những luật lệ, mà mỗi nước đặt ra nhằm đảm bảo cho mình độc quyền
buôn bán với thuộc địa của mình, thường lại có hại đối với nước đặt luật lệ
hơn là đối với các nước khác. Sự chèn ép bất công đối với nền sản xuất của
họ nhiều hơn là của các nước khác. Ví dụ, do có các luật lệ này, nhà buôn
người Hamburg phải gửi vải lanh, mà ông ta muốn bán cho Châu Mỹ, tới