CỦA CẢI CỦA CÁC DÂN TỘC - Trang 689

Số vốn dùng trong thương mại cũng là phí sản xuất như số vốn dùng

trong khâu chế biến. Nó chỉ tiếp tục duy trì giá trị riêng có của mình, mà
không tạo ra giá trị mới nào cả. Lợi nhuận của số vốn đó chỉ hoàn trả số
tiền chu cấp mà ông chủ đã ứng trước cho ông ta trong thời gian ông ta sử
dụng vốn, hoặc cho đến khi ông ta thu được lợi tức của vốn. Lợi nhuận đó
chỉ hoàn trả một phần số chi phí phải bỏ ra để sử dụng vốn.

Lao động của thợ thủ công và thợ gia công không thêm được chút gì

vào giá trị của toàn bộ lượng sản phẩm thô hàng năm của đất đai. Lao động
này có thể làm tăng đáng kể giá trị của một phần nào đó trong số tổng sản
phẩm này. Nhưng lượng tiêu hao các phần khác, mà lao động này gây ra,
thì dùng bằng giá trị mà lượng lao động đó đã tạo nên cho phần nói trên,
cho nên giá trị của tổng sản phẩm không tăng lên chút nào. Ví dụ, một
người thợ gia công ren của một đôi cổ tay áo có thể làm tăng giá trị của
mảnh vải lanh giá trị một penny lên tới 30 bảng Anh (bằng 7200 penny).
Mặc dù thoạt đầu có vẻ người thợ đó có thể nhân giá trị của đôi cổ tay áo
7200 lần, nhưng trên thực tế anh ta chẳng thêm chút gì vào giá trị của tổng
sản phẩm thô hàng năm vì anh ta đã mất 2 năm để gia công đôi cổ tay áo
đó. Khi anh ta làm xong sản phẩm của mình thì anh ta cũng xài hết số tiền
công là 30 bảng Anh. Do đó, giá trị mà anh ta tạo thêm cho mảnh vải lanh,
không làm ra được gì hơn là hoàn lại giá trị mà anh ta đã tiêu dùng trong 2
năm đó.

Công việc của chủ trại và nhân công ở nông thôn thì khác hẳn. Tiền

thuê đất trả cho chủ đất là giá trị mà lao động ở nông thôn tạo ra sau khi đã
hoàn lại toàn bộ giá trị tiêu dùng, toàn bộ số chi phí đã bỏ ra để thuê thợ và
chu cấp cho ông chủ.

Thợ thủ công, thợ gia công và thương nhân có thể làm tăng thu nhập

và của cải của xã hội bằng cách tiết kiệm mà thôi, hoặc là bằng cách thắt
lưng buộc bụng, tức là giảm bớt số tiền dành cho tiêu dùng trong sinh hoạt
hằng ngày mà lại còn làm tăng thu nhập và của cải của xã hội. Những nước
như Pháp và Anh, nơi có nhiều chủ đất và người canh tác, có thể làm giàu
bằng lao động và hưởng thụ. Ngược lại những nước như Hà Lan và Đức,
nơi phần lớn là thợ thủ công và thương nhân, thì chỉ có thể làm giàu bằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.