đến cổng bốt Kiều, liền vứt ngay xuống và chạy vào sân cõng xác em
chồng về...
Bác Thỉnh kể cho Thùy nghe những đận gian lao thời kháng chiến, bác
ngồi suy nghĩ một lát rồi tâm sự:
- Đời người ta cũng có nhiều thứ khổ. Đói là một. Nhưng cái đói cũng
không bằng thằng giặc. Hồi kháng chiến, giặc bắt bớ lùng sục, nay bắt
người, mai phục kích tra khảo. Có những lúc tôi lo đến nẫu gan nẫu ruột.
Nhưng ngồi mà lo cũng chẳng được! Tôi vẫn ăn vẫn làm, vẫn đẻ con, nuôi
con. Người ta vẫn bảo cái con mẹ Thỉnh không có ruột, chỉ biết làm như
trâu. Thế đấy cô ạ! Trời sinh ra người đàn bà để mà gánh vác... Kìa, thuyền
đã sang rồi, chuyến này tôi xem ra còn nặng hơn chuyến trước đấy!
Bác Thỉnh mặc áo đứng dậy và đi xuống gần mép nước. Bóng bác cao
lớn, đôi vạt áo cánh buông lòa xòa. Thùy cũng đi theo bác. Năm chiếc
thuyền sang cùng một lúc. Cả năm chiếc đều không chở máy mà dành để
chở dân công mấy xã tranh thủ sang rừng trước.
Trong phút chốc, khu rừng sú như bừng tỉnh. Xung quanh chỗ hai
người đứng, nổi lên tiếng dao phát cây rào rào. Tận trong khe sâu sát chân
núi vang ra tiếng cây đổ. Một ngọn đuốc soi lập lòe. Lửa đuốc loang ra
càng nhiều. Đoàn người các xã vẫn ùn ùn đổ vào các ngách rừng. Tiếng dao
chặt gốc cây chan chát. Một cây cao đổ ập xuống làm cho một cặp chim le
le đang ngủ chợt giật mình thức giấc, cất lên mấy tiếng kêu hốt hoảng rồi
đập cánh bay ra ngoài sông.
Thùy đứng giữa khu rừng tối, lập lòe ánh đuốc và lắng tai nghe những
tiếng động của rừng ở chung quanh, tự nhiên cô quờ tay nắm lấy bàn tay rất
to và ráp của bác Thỉnh.
Khu rừng sú âm u, gần mười năm nay chỉ có chim le le và giống cá
nác ở đã thức dậy đột ngột, như mười năm kháng chiến, nó vẫn thức để