CỬA SÔNG - Trang 77

Thùy ngồi xuống, tay không ngừng phe phẩy cành lá trên đôi bắp chân

còn dính đầy bùn. Thùy bắt đầu nói với bác Thỉnh tất cả mọi việc mà cô đã
biết. Cách đây mấy hôm, Bân đã biên thư trả lời cho cô biết anh sắp ra viện,
anh rất khỏe mạnh, chỉ còn mấy ngày nữa là được trở về đơn vị; và Bân dặn
cô không cần phải cho gia đình anh biết chuyện anh bị thương làm gì.

Bác Thỉnh nghe xong, bác rất mừng vì Bân đã khỏi, nhưng lại trách

Thùy:

- Sao cô biết nó bị thương mà không bảo cho tôi biết?

Thùy thú thực:

- Hôm tôi vào ăn cơm, tôi đã định nói nhưng lại sợ... bác sinh ra lo

lắng, tôi lại không dám...

- Cô tưởng tôi lo, rồi đâm quýnh lên chứ gì? Chẳng phải đâu cô ạ,

cháu nó đi đánh giặc, trước mũi tên hòn đạn bị sây sát là chuyện thường.
Mình đánh nó thì nó cũng đánh mình. Rồi anh em trong đơn vị lại chăm sóc
cho nó khỏi. Số đàn bà như tôi suốt đời chỉ thấy vất vả với lo lắng nên đã
quen với những chuyện ấy đi rồi!

Chỗ hai người đang ngồi, muỗi bay tỏa ra như trấu. Bác Thỉnh vẫn cởi

trần, cầm chiếc áo cánh đập phành phạch vào hai bên vai. Bác vừa xua
muỗi vừa kể lại trận càn năm đầu kháng chiến, ông cụ Lâm và ông Vàng
phải rúc trong rừng gần nửa tháng, muỗi đốt sưng vù cả hai bắp tay. Lần
địch càn ấy, người em trai ông Lâm làm quân báo xã bị địch phục kích bắt
được. Nó đánh suốt nửa tháng, không còn sót một thứ đòn gì. Bác Thỉnh
sót ruột vì thương em chồng, ngày nào cũng xách liễn cháo lên đồn khóc
lóc đòi tiếp tế, đêm đêm lại nắm cơm đem lén ra rừng cho ông cụ. Người
em bị địch bắt nhưng nhất định không chịu khuất phục. Về sau, chúng đã
đổ thuốc đạn lên bụng và đốt. Một buổi trưa bác Thỉnh xách liễn cháo lên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.