Dẫu từ thiên-địa cũng vòng phu-thê.
129- Đường tác-hợp trời kia giong-ruổi,
Lọt làm sao cho khỏi nhân-tình,
Thôi thôi ngảnh mặt làm thinh
Thử xem con tạo gieo mình nơi nao ?
Chú thích:
vách quế: vách quế, cung quế là nơi cung-điện gọi là Quế-cung. Sách
Nam-bộ yên hoa ký chép : Vua Trần Hậu-chúa làm một nơi cung-điện cho
cung-phi Trương lệ Hoa ở tại sau điện Quang-chiêu, xây một cửa tròn lớn,
khảm tấm thủy-tinh pha-lê như hình mặt trăng, sau bôi phấn trắng, giữa sân
rộng, trước cửa ấy chỉ trồng một cây quế, tượng hình cây quế trong mặt
trăng, như lời thế-tục nói: Nguyệt trung đơn quế. Cung ấy gọi là Quế-cung.
Quế tức là cây Mộc-tê tục gọi cây hoa-mộc, hoa từng chùm như cái vỏ lúa,
có hương thơm xa.
Đây dùng vách quế mượn điển xưa, chỉ nơi của cung-nhân có sắc đẹp được
vua yêu ở đấy.
gió vàng: bởi chữ Kim-phong là gió mùa thu, mùa thu thuộc số ngũ-hành là
chữ kim, về vị-trí thu ở hướng tây, về số địa-chi thuộc quẻ Canh-tân loài
kim, nên gọi thu là Kim-thiên. Gió thu là Kim-phong : gió vàng.
vũ-y: áo dệt bằng lông chim ngũ sắc để dùng múa, có vẻ lộng-lẫy như các
tiên bay trên trời. Những cung-phi thường mặc áo ấy để khi có cuộc vui,
chầu ngự múa.
tiêu-phòng: Đời xưa ở nơi phòng bà Hoàng-hậu ở, dùng tiêu tán nhỏ, bôi
vào vách cho thơm và ấm, gọi là tiêu-đồ. Đây dùng Tiêu-phòng tức nơi
phòng bôi tiêu, nơi cung cấm các bà hậu-phi ở.
tạo-hóa: nghĩa là trời đất sáng-tạo và hóa-dục muôn vật.
Vẻ phù-dung: là vẻ đẹp của hoa Phù-dung. Hoa ấy màu cung phấn đỏ nhạt,
hoa lớn gồm 4,5 hoa tường vi, buổi mai nở, buổi chiều tàn, thường ví nhan-