võ, tinh-thông nghề cung-kiếm, 19 tuổi được tuyển-dụng vào cung-trung
làm chức Hiệu-uý quản binh mã, có chiến công, được phong tước Ôn-như
Hầu. Từ phong hầu về sau tiên-sinh lại chuyên nghiên-cứu luyện-tập văn-
chương và thiên-văn địa-lý, khảo-cứu đạo Phật, đạo Tiên, thường tự xưng
là Hy Tôn Tử và Nhu Ý Thuyền, giao-du cùng các nhà triết học, thi-học,
lấy sự nhàn-hạ khoáng-dật phong-lưu tiêu-sái làm chí thú, ngâm phong
vinh nguyệt làm thích, không quản việc triều-đình, nên mất sự tín-nhiệm
của nhà nước. Vả cũng có nhiều người đương thời không ưa vì ganh tài-
năng nên gièm-pha, tiên-sinh cũng chẳng quan tâm. Đến khi Tây-sơn lấy
Bắc-hà, thì tiên-sinh đi ở ẩn không chịu ra làm quan, và thọ bệnh mất năm
1798, hưởng thọ 58 tuổi (ngày mồng 9 tháng 5 năm Mậu-ngọ).
Những tác-phẩm còn để lại, về phần chữ nho có bộ Tiền-hậu thi-tập, nhưng
chưa tìm thấy, chỉ còn khẩu truyền một đôi bài. Về quốc-âm thì còn Tây-hồ
thi-tập, bộ tứ-trai và Cung-oán ngâm khúc.
Tiên-sinh rất tinh nghề Thanh nghệ luật (nghề làm thơ), đã dìu-dắt phái thi
học đời hậu Lê được lắm nhà thơ hay.
Ở tập Chuyết-thập tạp-chí của ông Lý văn Phức chép truyện Ôn-nhu Hầu
có nói rằng: " Nhất thị ứng khẩu thành tụng, ngữ ngữ khả nhân, nhất thị
thiên đoàn bách luyện, ngữ ngữ kinh nhân" . Nghĩa là: một là ra lời nói
thành câu thơ, lời lời thảy nghe được, hai là nghìn lần nhồi nặn, trăm lần
nung-luyện ra câu thơ, lời lời khiến người nghe phải sợ... tức là tiên-sinh có
tài nhanh-chóng cũng hay và có công trau-nắn càng hay.
Tài lành dễ đâu chôn lấp được, một thiên " Cung-oán ngâm-khúc " nay còn
truyền xa.
Huế ngày 6 tháng 5-1950
Vân-bình Tôn Thất Lương kính thuật
Tiểu dẫn