CUNG OÁN NGÂM KHÚC - Trang 7

sau câu "Luận" tiếp câu thứ bẩy là câu "Thúc" hay là "Chuyển", nghĩa là
gói và thu-tóm, hoặc di-chuyển cả ý-tứ những câu 1, 2, 3, 4, 5, và 6 mà thu-
tóm ý-nghĩa ở câu 7,
để kết-liễu toàn ý-tứ của nhan-đề ở câu 8 là câu "Kết" trọn vẹn ; thành một
bài thơ có thứ-tự theo lối dàn bài, có kiểu mẫu nhất-định.
Có thứ-tự như thế thì không lộn-xộn, và theo phép ấy, nếu làm một bài dài
trường-thiên hay là một khúc ca ngâm có mấy trăm câu mặc dù, ta cũng
phải biết chia ra làm tám phần, ít nhiều câu tuy không dịnh, nhưng phải
phân-tích thành đoạn-lạc rạch-ròi, cũng như một bài thơ Đường-luật vậy.
Bài "Cung-oán ngâm khúc" này có 356 câu, đã phân ra tám phần như đã
nói trên. Các độc-giả khi đọc nên cẩn-thận rõ từng chi-tiết một, và sưu-tầm
những lời chú-thích dẫn-giải đã chỉ rõ lối dùng chữ, lối mượn điển, dùng
điển phân-minh.
Đó là dẫn-giải trình-bày theo lối phổ-thông, hầu được giúp ích cho kẻ hậu
học tân-tiến, trong khi luyện-tập quốc-văn, giảng-cầu cổ-điển.
Nếu không dùng lối thích nghĩa này thì dù đọc mấy lần cũng chỉ hiểu từng
câu một với một nghĩa-lý mơ-hồ, hư-huyễn, không dính-dáng vào đâu,
chẳng còn biết tác-giả muốn nói việc gì, càng thêm rối trí vô-ích.
Vậy các độc-giả đọc sau đây dần dần hiểu thấu suốt toàn thiên và không
còn thiếu-sót một nghĩa gì đáng nghi-hoặc vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.