Hai chữ Cung-oán là sự oán-hờn nơi cung cấm của các cung-phi, cung-tần
đã từng được vua yêu rồi lại bị ghét bỏ, vì lời gièm-pha ghen-tuông lẫn
nhau ; hoặc có người đã chọn mà suốt đời không được sự hạnh-sủng, nên
đã thốt ra nỗi oán-hờn.
Trải xem các đời từ xưa nơi cung cấm, cung-nhân nhiều đến số ba bốn
nghìn, mà trong số ấy thường chỉ có vài người được sủng ái, nên phần
nhiều cung-nhân có tài học tự làm ra lời cung-oán, hoặc các nhà thơ đặt ra
lời cung-oán, mượn thân-phận của cung-nữ mà tỷ-nghĩ thân-phận mình,
cũng đề là cung-oán. Về sau hai chữ " cung-oán " thành một cái nhan đề,
chuyên nói sự oán-hờn của cung-nữ.
Lại có đề "khuê-oán" chyên nói sự oán-hờn của người đàn-bà có chồng, bị
chồng đi xa không về ; đề "khuê-oán" phần nhiều cũng là lời của các nhà
thơ mượn sự tình của người để bày thân-phận của mình vậy.
"Cung-oán ngâm khúc" sau đây là một khúc ngâm về nỗi oán-hờn của
cung-nhân mà Ôn-như Hầu tiên-sinh đã mượn tình-trạng cung-phi để tự ví
thân-phận mình ; khúc ngâm này dùng điệu "song-thất lục-bát". Lời van đã
thâm-thuý, nghĩa lý lại mắc-mỏ và đoạn lại khó phân. Nếu cứ để suông tự
đầu đến cuối, đem đọc mấy lần cũng không hiểu thấu, nên đây phải dùng
lối phân-tích, chia ra làm tám đoạn, mỗi đoạn kể lược-tự sự-trạng của tác
giả đã nói, có những tình-ý gì ở trong nguyên văn; theo nguyên văn lại tiếp
mục giải-nghĩa và chú-thích để người đọc đến hiểu ngay, không phải mờ-
mịt mà hóa ra chán nản.
Mong rằng các độc-giả chú ý : phàm viết một bài chuyên nói một mục-đích
gì, thì cũng như theo ý của nhan-đề mà làm thành lối dàn-bài như một bài
thơ "Đường-luật" tám câu:
câu 1 là câu "phá", câu 2 là câu "thừa";
"Phá" là mở lời đầu tiên nói tổng-quát toàn cả một sự-trạng của đề mục hay
của nhan-đề.
"Thừa" là thừa-tiếp nghĩa của câu "Phá" để đem ban bố sự-trạng ấy ra sau
hai câu 3, 4 là hai câu "Trạng", tả rõ từng thái-trạng của nhan-đề ấy ;
rồi tiếp đến hai câu 5, 6 là hai câu "Luận" luận-bàn và dẫn-chứng mà bài-
liệt thêm ra cho nhiều rộng ý-nghĩa ;