CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 170

sai lầm bản thân, đẳng cấp quan liêu cuối cùng đi đến chỗ, để bảo đảm an
ninh cho Liên xô, phải quan niệm sự toàn vẹn của Liên xô trong hệ thống
nguyên trạng (statu quo) của Tây Âu. Còn gì tốt hơn một hiệp ước vĩnh
viễn không xâm phạm giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản? Công
thức hiện nay của đường lối đối ngoại chính thức, viết bằng tiếng nói ước lệ
mà giới ngoại giao xô viết và Quốc tế cộng sản vừa công bố, đáng lẽ phải
nói bằng tiếng nói cách mạng, thì lại viết: “Chúng tôi không muốn một tấc
đất nào của nước ngoài, nhưng chúng tôi cũng không nhường ai một tấc đất
của chúng tôi”. Làm như là những cuộc xung đột chỉ đơn thuần về đất đai
chứ không phải cuộc đấu tranh thế giới giữa hai hệ thống không thể dung
hòa!
Khi Liên xô tưởng là khôn ngoan nhường cho Nhật bản con đường
sắt phía đông Trung quốc, hành động yếu đuối ấy, do kết quả thất bại của
cuộc cách mạng Trung quốc, lại được ca ngợi là một biểu thị của sức mạnh
và là điều bảo đảm cho sự phục vụ hòa bình. Thật ra là giao nộp cho quân
thù một con đường chiến lược cực kỳ quan trọng, chính phủ xô viết tạo
điều kiện cho Nhật bản sau này xâm lược dễ dàng phần bắc Trung quốc và
xâm phạm vào Mông cổ. Sự hy sinh bắt buộc không phải là sự trung hòa
một hiểm họa, may lắm nó chỉ là một bước dừng ngắn hạn; và nó kích thích
đến tột độ sự tham lam của đám lộng quyền quân phiệt ở Đông kinh.
Vấn đề Mông cổ là vấn đề các vị trí chiến lược tiên tiến của Nhật
bản trong cuộc chiến tranh với Liên xô. Chính phủ Liên xô lần này buộc
phải tuyên bố trả lời bằng chiến tranh nếu có sự xâm lược Mông cổ. Nhưng
ở đây không phải là bảo vệ “lãnh thổ chúng ta”: Mông cổ là một quốc gia
độc lập. Bảo vệ biên giới Liên xô một cách thụ động, có thể coi là đủ, khi
biên giới đó không bị đe dọa một cách thật sự. Nhưng bảo vệ Liên xô thật
sự là phải làm yếu các chỗ đứng của chủ nghĩa đế quốc, và củng cố vị trí
của giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới. Một tương
quan lực lượng bất lợi có thể dẫn chúng ta đến chỗ phải nhường rất nhiều
đất đai lãnh thổ, như lúc phải ký hòa ước Bơret-Litôp, rồi đến hòa ước Riga
và cuối cùng khi phải nhượng đường sắt phía đông Trung quốc. Cuộc chiến
đấu để thay đổi thuận lợi tương quan lực lượng thế giới đặt cho Nhà nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.