điều kiện ấy, các khẩu hiệu của hòa bình chủ nghĩa như là giải trừ binh bị
quốc tế trong chế độ tư bản, các tòa án làm trọng tài, v.v… không những
mang tính không tưởng phản động mà đối với những người lao động còn là
sự lừa bịp hiển nhiên nhằm tước vũ khí của họ và khiến họ từ bỏ nhiệm vụ
tước bỏ vũ khí bọn bóc lột”. Những dòng chữ ấy trong chương trình
bônsêvích như đã tiên đoán và phê phán thẳng tay đường lối đối ngoại của
Liên xô hiện nay, đường lối của Quốc tế cộng sản và của các “người bạn”
hòa bình chủ nghĩa của họ trong khắp năm châu…
Sau một thời kỳ can thiệp và bao vây, áp lực kinh tế và quân sự của
thế giới tư bản đối với Liên bang xô viết đã nhẹ đi nhiều, không như người
ta đã lo ngại. Châu Âu vẫn còn sống trong khung cảnh của cuộc chiến tranh
vừa qua chứ không trong khung cảnh của cuộc chiến tranh sắp tới. Tiếp đến
là một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cực kỳ trầm trọng, nhấn chìm các
giai cấp thống trị trên thế giới trong sự mệt mỏi rã rời. Tình hình đó cho
phép Liên xô rảnh tay làm cuộc thí nghiệm với kế hoạch năm năm lần thứ
nhất, đất nước lại rơi vào tình trạng nội chiến, đói kém và dịch bệnh.
Những năm đầu của kế hoạch năm năm lần thứ hai mang lại một sự cải tiến
rõ rệt tình hình trong nước, giữa lúc bắt đầu giảm nhẹ cơn khủng hoảng
trong các nước tư bản; những hy vọng, tham vọng, nôn nóng lại được phục
hồi, cuối cùng là việc vũ trang tái hoạt. Dưới mắt chúng tôi, nguy cơ một
cuộc tấn công phối hợp vào Liên xô chỉ có tính chất cụ thể khi Liên xô vẫn
còn lẻ loi; khi “phần sáu của địa cầu” một phần lớn vẫn còn là vương quốc
của sự man rợ cổ sơ: khi năng suất lao động ở đó, mặc dù có quốc hữu hóa
các phương tiện sản xuất, vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với các nước tư
bản; cuối cùng, khi – và đây là sự việc chính - những đội ngũ của vô sản
thế giới bị đánh bại, thiếu tự tin và thiếu sự lãnh đạo chắc chắn. Cho nên
cuộc cách mạng Tháng mười mà những người lãnh đạo nó coi là giai đoạn
mở đầu của cách mạng thế giới, do tình thế, phải tạm thời coi là một nhân
tố tự thân, cuộc cách mạng đó đã vạch rõ, trong giai đoạn mới này của lịch
sử, sự lệ thuộc của nó vào tình hình phát triển của phong trào quốc tế. Một
lần nữa lại càng tỏ rõ câu hỏi lịch sử “ai sẽ thắng?” không thể giải quyết
được trong phạm vi biên giới quốc gia; rằng những thành công hay thất bại