chúng. Dù rằng hiệp ước Rapalô, bốn năm sau, được ký trên cơ sở một sự
bình đẳng hình thức giữa đôi bên, đảng cộng sản Đức lúc đó nếu biểu thị sự
tín nhiệm vào đường lối ngoại giao của nước mình, chắc sẽ là bị trục xuất
ngay khỏi Quốc tế cộng sản. Tư tưởng chủ đạo của đường lối ngoại giao
Liên xô là các ký kết thương mại, ngoại giao, quân sự của Nhà nước xô viết
với các đế quốc, những ký kết không thể tránh khỏi, không thể tạo ra lý do
nào ngăn hãm hoặc làm yếu đi hoạt động của giai cấp vô sản trong các
nước tư bản ký kết. Số phận của Nhà nước lao động cuối cùng chỉ có thể
bảo đảm bằng sự phát triển của cách mạng thế giới. Trong thời kỳ chuẩn bị
hội nghị Giênơ (Gênes), khi Sisêrin (Tchitchérine) đề nghị đưa một vài sửa
đổi “dân chủ” vào hiến pháp xô viết để thỏa mãn “công luận” Mỹ, Lênin,
trong bức công hàm ngày 23 tháng giêng 1922, nhấn mạnh sự cần thiết phải
đưa ngay không trì hoãn Sisêrin vào nghỉ trong một viện điều dưỡng. Nói
thí dụ, nếu có ai hồi đó muốn lấy lòng đế quốc bằng cách tham gia một hiệp
ước trống rỗng và giả dối như hiệp ước Kenlô (Kellog), hoặc làm giảm bớt
hoạt động của Quốc tế cộng sản, Lênin chắc sẽ không quên đề nghị tống kẻ
có đầu óc canh tân ấy vào nhà thương điên – và chắc chắn ông sẽ không bị
phản đối trong bộ chính trị.
Thời đó, những người lãnh đạo tỏ ra đặc biệt cứng rắn trong những
gì thuộc về ảo tưởng hòa bình chủ nghĩa đủ loại như hội Quốc liên, an ninh
tập thể, trọng tài, giải trừ binh bị v.v… chỉ coi đó là những thủ đoạn ru ngủ
sự cảnh giác của quần chúng công nhân để rồi trói tay họ khi chiến tranh
bùng nổ. Chương trình của đảng do Lênin vạch ra và được đại hội 1919
chấp nhận, về vấn đề này, có đoạn viết, không chút lẫn lộn: “Áp lực ngày
càng tăng của giai cấp vô sản và nhất là thắng lợi của vô sản trong một số
nước làm tăng sức kháng cự của bọn bóc lột và đẩy tư bản quốc tế đến
những hình thức liên kết mới (Hội Quốc liên, v.v…) tổ chức có hệ thống sự
bóc lột nhân dân thế giới trên qui mô toàn cầu, trước hết là tìm cách đàn áp
phong trào cách mạng vô sản của tất cả các nước. Tất cả những cái đó
không tránh khỏi kéo theo những cuộc nội chiến trong một số nước, đồng
lượt với những cuộc chiến tranh cách mạng tự bảo vệ của các nước vô sản
và các dân tộc bị áp bức nổi dậy chống các nước đế quốc. Trong những