CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 166

không thể đứng được mười hai tháng nếu không có sự ủng hộ trực tiếp của
giai cấp vô sản thế giới, trước nhất là vô sản châu Âu, và phong trào cách
mạng nhân dân các nước thuộc địa. Chủ nghĩa quân phiệt Áo-Đức không
thể đẩy đến cùng cuộc tấn công vào nước Nga xô viết bởi vì nó cảm thấy
hơi thở nóng bỏng của cách mạng trên gáy nó. Các cuộc cách mạng Đức và
Áo-Hung đã hủy bỏ hoà ước Bơret-Litôp (Brest-Litovsk) sau chín tháng.
Cuộc nổi loạn của hạm đội Hắc hải, tháng tư 1919, buộc chính phủ Đệ tam
Cộng hòa Pháp phải từ bỏ việc tấn công vào miền nam đất nước Liên xô.
Chính do áp lực trực tiếp của công nhân Anh mà chính phủ Anh đã phải rút
khỏi miền bắc tháng chín 1919. Năm 1920, sau việc hồng quân rút lui trước
Vacxôvi, chỉ nhờ có một làn sóng cách mạng phản đối mạnh mẽ mới ngăn
cản được các nước Liên minh giúp Ba lan giáng cho các xô viết Nga một
đòn thất bại quyết định. Huân tước Cớcdon (Lord Curzon), năm 1923, khi
đưa tối hậu thư cho Matxcơva đã bị trói tay vì sự kháng cự của các tổ chức
công nhân ở Anh. Những sự kiện đặc biệt ấy không đứng biệt lập với nhau.
Chúng đặc trưng cho giai đoạn đầu tiên, khó khăn nhất, của sự tồn tại các
xô viết. Dù cách mạng chưa thắng được ở đâu, ngoài nước Nga, những hy
vọng đặt vào nó (cách mạng) không phải là vô nghĩa.
Chính phủ xô viết từ đó ký những hiệp ước với các quốc gia tư sản:
hiệp ước Bờrêt Litốp tháng ba 1918; hiệp ước với Ettôni tháng hai 1920;
hiệp ước Riga với Ba lan tháng mười 1920; hiệp ước Rapalô (Rapallo) với
Đức tháng tư 1922 và những ký kết ngoại giao khác ít quan trọng. Tuy
nhiên không bao giờ chính phủ Matxcơva hoặc một thành viên trong đó lại
coi những người tư sản ký kết với mình là những “người bạn của hòa
bình”, càng không chủ trương cho các đảng cộng sản Đức, Ettôni hoặc Ba
lan ủng hộ bằng lá phiếu các chính phủ tư sản đó. Chính vấn đề đó lại có
một tầm quan trọng quyết định trong sự giáo huấn cách mạng quần chúng.
Chính quyền xô viết không thể không ký hòa ước Bơret-Litôp cũng như
những người đình công kiệt sức không thể khước từ những điều kiện khắc
nghiệt của chủ, nhưng sự tán thành của đảng Xã hội-dân chủ Đức đối với
Hiệp ước ấy, dưới hình thức giả dối bỏ phiếu trắng, đã bị những người
bônsêvích phản đối, coi như ủng hộ bọn ăn cướp và hành động bạo lực của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.