CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 165

Leon Trotsky

Cuộc Cách Mạng Bị Phản Bội

Dịch giả: Hoàng Khoa Khôi

- 8 -

CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VÀ QUÂN ĐỘI

Từ Cách Mạng Thế Giới Đến Nguyên Trạng (Statu quo)

Chính sách ngoại giao bao giờ và ở đâu cũng là sự tiếp nối của đường lối
đối nội, bởi lẽ nó là đường lối của cùng một giai cấp thống trị và theo đuổi
cùng những chủ đích của giai cấp này. Sự suy thoái của đẳng cấp lãnh đạo
ở Liên xô không thể không kéo theo một sự thay đổi tương ứng những chủ
đích và phương pháp của ngoại giao xô viết. “Lý thuyết” chủ nghĩa xã hội
trong riêng một nước, lần đầu tiên được nêu ra vào mùa thu năm 1924, có ý
nghĩa là sự mong muốn tước bỏ đường lối ngoại giao Liên xô ra khỏi
chương trình cách mạng quốc tế. Tuy nhiên đẳng cấp quan liêu không
muốn cắt đứt quan hệ với Quốc tế cộng sản vì như thế Quốc tế này có thể
trở thành một tổ chức đối lập toàn cầu, từ đó sẽ có những hậu quả khá thiệt
hại cho tương quan các lực lượng ở Liên xô. Ngược lại, đường lối của
Kơremlanh càng đi xa khỏi chủ nghĩa quốc tế trước đây, những người lãnh
đạo càng bám chặt vào tay lái Đệ tam Quốc tế. Vẫn với các tên gọi xưa kia,
Quốc tế cộng sản có nhiệm vụ phục vụ những mục tiêu mới. Mục tiêu mới
đòi hỏi những con người mới. Từ năm 1923, lịch sử Quốc tế cộng sản là
lịch sử đổi mới bộ tham mưu của nó ở Matxcơva và các bộ tham mưu ở các
phân bộ quốc gia bằng những cuộc cách mạng cung đình, những cuộc
thanh lọc có chỉ huy, những vụ khai trừ v.v… Hiện nay Quốc tế cộng sản
chỉ còn là một bộ máy hoàn toàn ngoan ngoãn, sẵn sàng theo mọi dích dắc,
phục vụ cho chính sách ngoại giao của Liên xô.

[1]

Đẳng cấp quan liêu không chỉ đoạn tuyệt với quá khứ, nó còn mất
cả năng khiếu rút những bài học chính yếu. Bài học là chính quyền xô viết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.