ghép cái văn hóa ấy trên một nền tảng kinh tế chưa đầy đủ. Nghệ thuật kém
hơn khoa học về mặt dự báo tương lai. Dù nói thế nào, những công thức
như là “hình dung sự xây dựng sau này”, “chỉ ra con đường xã hội chủ
nghĩa”, “biến đổi con người” không đem lại gì nhiều cho trí tưởng tượng
hơn giá bán của các lưỡi cưa hoặc các bảng chỉ dẫn của các tuyến đường
sắt.
Hình thức dân gian của nghệ thuật và việc đưa các tác phẩm đến
ngang tầm của mọi người được đồng nhất làm một. Tờ Sự Thật tuyên
bố:”Cái gì không có ích cho nhân dân không thể có giá trị mỹ học”. Cái tư
tưởng cũ xưa của phong trào dân túy ấy (narodniki)
vốn gạt bỏ sự giáo
dục thẩm mỹ cho quần chúng, lại càng mang một tính cách phản động khi
đẳng cấp quan liêu tự cho mình quyền quyết định nghệ thuật mà dân muốn
hoặc không muốn; họ xuất bản sách tùy sở thích của họ, và họ bắt buộc
người ta phải bán, không để cho độc giả được quyền lựa chọn. Cuối cùng,
tất cả chỉ là cho họ; nghệ thuật phụng sự cho quyền lợi của họ và làm
những gì để cho đẳng cấp quan liêu trở thành hấp dẫn đối với quần chúng.
Vô ích! Chẳng có văn học nào giải được bài toán đó. Những người
lãnh đạo cũng buộc phải thừa nhận “kế hoạch năm năm lần thứ nhất cũng
như lần thứ hai không dấy lên được làn sóng sáng tạo văn học nào mạnh
mẽ hơn làn sóng sinh ra từ cách mạng Tháng mười”. Lối nói văn hoa nghe
thật êm tai. Thật ra, ngoại trừ một vài ngoại lệ, thời kỳ tecmiđo đi vào lịch
sử như là thời kỳ của những nhà văn tồi, những anh chiếm được giải
thưởng và những chàng láu cá.
Chú thích
Luật ấy đã bị bãi bỏ từ lâu
Sách phổ thông chủ nghĩa cộng sản do Bukharin và Préobrajensky viết
trong những năm đầu cách mạng.
Phái thiểu số trong đảng xã hội dân chủ Nga.