qua một cuộc tuyên truyền xứng với Gơben (Goebbels), như là một thắng
lợi của chủ nghĩa xã hội và là kết quả của “áp lực” vô sản thế giới, thật ra
nó được chấp thuận là sau khi giai cấp tư sản nhận thấy hiểm họa cách
mạng đã suy yếu tới cùng cực. Đó không phải là thắng lợi của Liên xô mà
là sự đầu hàng của đẳng cấp quan liêu tecmido trước thể chế ở Giơnevơ,
một thể chế đã bị phá hoại sâu sắc mà cương lĩnh bônsêvích đã cho chúng
ta biết, “đem mọi cố gắng trực tiếp để đàn áp các phong trào cách mạng”.
Cái gì đã thay đổi căn bản từ ngày hiến chương của chủ nghĩa bônsêvích
được chấp nhận? Bản chất của hội Quốc liên? Chức năng của hòa bình chủ
nghĩa trong xã hội tư bản? Hay đường lối chính trị của Liên xô? Đặt vấn đề
là đã trả lời.
Kinh nghiệm đã nhanh chóng chứng tỏ sự tham gia hội Quốc liên
không đem lại lợi ích thực tiễn có thể được bảo đảm bằng những hiệp ước
riêng lẻ với các quốc gia tư sản, mà ngược lại, đặt ra những hạn chế và
nghĩa vụ mà Liên xô phải thực hiện chu đáo vì cái uy tín bảo thủ mới mẻ
của mình. Sự cần thiết phải thích ứng đường lối của mình với chính trị của
Pháp và các đồng minh đã buộc Liên xô phải có một thái độ hết sức mâu
thuẫn trong cuộc xung đột Ý - Á (Abixini). Trong khi Lítvinôp (Litvinov),
cái bóng của Lavan (Laval) ở Giơnevơ, nói lên lòng biết ơn đối với nhà
ngoại giao Pháp và Anh vì những cố gắng “đem lại hòa bình”, đã kết thúc
may mắn bằng sự chiếm lĩnh Abixini, dầu lửa ở Côcadơ của Liên xô tiếp
tục cung ứng cho hạm đội Ý. Người ta có thể hiểu rằng chính phủ
Matxcơva tránh bãi bỏ công khai một hiệp định thương mại nhưng các
công đoàn xô viết hoàn toàn không buộc phải tôn trọng các công việc của
bộ ngoại thương. Trên thực tế, sự ngừng xuất cảng dầu lửa xô viết sang Ý,
theo quyết định của các công đoàn xô viết, chắc chắn sẽ là khởi điểm cả
một phong trào tẩy chay quốc tế có hiệu lực hơn rất nhiều những “trừng
phạt” xảo trá, tính toán của các nhà ngoại giao và pháp lý đã thỏa thuận với
Muytxôlini (Mussolini). Và nếu các công đoàn xô viết năm 1926 công khai
góp quỹ hàng triệu rúp để ủng hộ cuộc đình công các thợ mỏ Anh, lần này
tuyệt đối không làm gì cả là vì tầng lớp quan liêu lãnh đạo đã cấm họ mọi
sáng kiến như thế, chủ yếu là để làm vừa lòng Pháp. Nhưng trong cuộc