chém giết sắp tới giữa các dân tộc đều dự đoán khả năng sẽ có các cuộc
bùng nổ cách mạng. Ý kiến ấy càng ngày càng được phát biểu trong nhiều
giới của những đội quân nhỏ nhà nghề, ý kiến một cuộc đọ sức của anh
hùng thời xưa giữa Đavit và Gôliat, và bởi tính kỳ lạ của nó, nó gây ra sự
sợ hãi của người ta khi thấy quần chúng cầm vũ khí. Hitle không bỏ lỡ một
cơ hội nào để nhấn mạnh ý muốn hòa bình của y khi y nêu ra sự tràn ngập
của chủ nghĩa bônsêvich mà chiến tranh sẽ làm xuất hiện ở phương Tây.
Lực lượng ngăn cản chiến tranh nổ ra không nằm ở Hội Quốc liên, cũng
như không ở các hiệp ước bảo đảm, hay trong các cuộc trưng cầu dân ý hòa
bình mà hoàn toàn nằm trong mối lo sợ của các cường quốc đối với cách
mạng.
Cũng như mọi hiện tượng khác, các chế độ xã hội phải được đánh
giá bằng sự so sánh. Mặc dầu có những mâu thuẫn, chế độ Liên xô, về mặt
ổn định, có lợi thế hơn nhiều, so với các chế độ của các nước địch thủ của
nó. Bọn quốc xã thống trị được dân tộc Đức cũng là nhờ ở những mâu
thuẫn xã hội rất căng thẳng ở nước Đức. Những mâu thuẫn ấy không bị loại
bỏ, cũng không giảm bớt; chủ nghĩa phát xít chỉ làm cái việc của viên đá lát
đè chúng xuống. Chiến tranh sẽ làm chúng lộ ra. Hitle ít may mắn hơn so
với Ghiôm II để đưa chiến tranh đến thắng lợi. Cuối cùng, chỉ một cuộc
cách mạng nổ ra kịp thời mới có thể cứu thoát nước Đức khỏi chiến tranh,
tránh cho nó một thất bại mới.
Báo chí thế giới trình bày những vụ bộ trưởng Nhật bản bị các sĩ
quan ám sát như là những biểu hiện khinh suất của một chủ nghĩa yêu nước
cuồng nhiệt. Thật ra, mặc dù ý thức hệ khác nhau, các việc ấy cũng được
xếp cùng loại với những quả bom của bọn vô chủ nghĩa Nga ném vào chế
độ quan liêu của Nga hoàng. Nhân dân Nhật nghẹt thở dưới hai tròng bóc
lột địa chủ châu Á và chủ nghĩa tư bản tối tân. Chỉ cần một buông thả quân
sự, Triều tiên, Mãn châu, Trung quốc sẽ vùng lên chống ách bạo tàn Nhật
bản. Cuộc chiến tranh sẽ nhấn chìm đế chế Nhật trong một thiên thảm họa
xã hội.
Tình hình của Ba lan cũng không tốt gì hơn. Chế độ do Pinxuytski
(Pilsudsky) thiết lập, một chế độ khô cằn bậc nhất, không đi tới kết quả làm