là một trong những chỉ số quan trọng nhất về tương quan lực lượng. Thế
nhưng thống kê xô viết lại bị cấm không được đụng chạm đến, dù chỉ một
chút xíu về vấn đề này. Bởi vì xét trong lĩnh vực kỹ thuật, tổ chức và văn
hóa lao động, chủ nghĩa tư bản, mặc dù sự đình đốn và ứ đọng của nó, vẫn
còn ở mức độ xa hơn so với Liên xô.
Người ta biết khá nhiều về tình trạng lạc hậu cổ truyền của nông
nghiệp xô viết. So sánh với công nghiệp, nông nghiệp bất cứ ở địa hạt nào,
vẫn chưa có thành công tương xứng “Chúng ta còn rất chậm trễ đối với các
nước tư bản,” Môlôtôp (Molotov) kêu ca vào cuối năm 1935 khi nói về
“năng suất củ cải đường.” Năm 1934, Liên xô đạt 82 tạ một hecta, năm
1935, ở Ucơrai (Ukraine), trong một vụ đặc biệt, 131 tạ. Ở Tiệp khắc và
Đức, một hecta thu hoạch gần 250 tạ, ở Pháp trên 300. Những lời than vãn
của Môlôtôp có thể nói chung cho tất cả các ngành nông nghiệp, mà không
phải là quá đáng, từ cây công nghiệp đến cây lương thực và đặc biệt là,
trong chăn nuôi. Cách luân canh hợp lý, chọn hạt giống, dùng phân bón,
máy kéo, thiết bị nông nghiệp tiên tiến, nuôi gia súc cho giống, thực tế tất
cả các việc đó chuẩn bị cho một cuộc cách mạng rộng lớn trong nền nông
nghiệp được xã hội hóa. Nhưng ngay trong lĩnh vực này, một trong những
lĩnh vực bảo thủ nhất, cách mạng đòi hỏi phải có thời gian. Mặc dù đã tập
thể hóa, mục tiêu trong hiện tại là tiến gần đến các mẫu hình cao của tư bản
phương Tây với hình thức những trại tư nhân nhỏ của họ.
Sự phấn đấu để tăng năng suất lao động trong công nghiệp đi theo
hai đường: tiếp thu kỹ thuật tiên tiến và sử dụng tốt nhân công. Khả năng
xây dựng trong thời gian ngắn những nhà máy lớn theo kiểu hiện đại nhất,
một mặt là nhờ kỹ thuật cao của tư bản chủ nghĩa phương Tây, mặt khác
nhờ chế độ kế hoạch hóa. Ở lĩnh vực này, chúng ta tiếp thu những thành
quả của người khác. Sự kiện công nghiệp xô viết và cả thiết bị của hồng
quân tăng trưởng nhanh chóng, bao hàm những lợi thế tiềm tàng to lớn.
Kinh tế không buộc phải kéo lê thê một thiết bị cũ kỹ như ở Pháp hoặc ở
Anh, quân đội không bắt buộc phải dùng vũ khí cũ. Nhưng sự tăng trưởng
như cơn sốt ấy có những mặt tiêu cực: các nhân tố kinh tế không hài hoà
với nhau, con người không theo kịp kỹ thuật, lãnh đạo ở dưới tầm nhiệm