CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 258

lại chủ nghĩa Lênin một cách sâu sắc, cho là ‘nước Nga chỉ có thể tiến đến
chủ nghĩa xã hội bằng cách mạng thế giới’. Điểm đó của cương lĩnh là
hoàn toàn sai; những tư tưởng trôtkit được phản ánh trong đó
”; những tư
tưởng mà chính Stalin còn bảo vệ tháng tư 1924! Bây giờ cần phải giải
thích làm sao một cương lĩnh do Bukharin viết năm 1921, được Bộ chính
trị duyệt lại với sự cộng tác của Lênin, lại là “trôtkít” sau mười lăm năm và
đòi hỏi phải xét lại theo một chiều hướng hoàn toàn ngược lại. Nhưng ở
đâu có quyền lợi, ở đấy những luận điểm lôgích trở thành vô nghĩa. Đã
thoát ly khỏi giai cấp vô sản nước mình, giới quan liêu không thể thừa nhận
Liên xô phải tùy thuộc giai cấp vô sản thế giới.
Qui luật phát triển không đồng đều đi tới kết quả mâu thuẫn giữa kỹ
thuật và quan hệ sở hữu của chế độ tư bản, gây ra sự cắt đứt giây chuyền
thế giới ở điểm yếu nhất. Tư bản Nga nghèo nàn là người đầu tiên đã trả giá
cho những khuyết tật của chủ nghĩa tư bản thế giới. Qui luật phát triển
không đồng đều trong suốt trường kỳ lịch sử chắp nối với qui luật phát triển
phối hợp. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản ở Nga đã dẫn đến chuyên chính vô
sản tức là một bước tiến nhảy vọt, đối với những nước tiên tiến, do một
nước lạc hậu làm ra. Sự thiết lập những hình thái sở hữu xã hội chủ nghĩa
trong một nước lạc hậu vấp phải một nền kỹ thuật và văn hóa quá yếu kém.
Bản thân sinh ra từ mâu thuẫn giữa các lực lượng sản xuất thế giới phát
triển cao và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa, cách mạng Tháng mười đến
lượt mình lại làm nảy sinh ra những mâu thuẫn giữa các lực lượng sản xuất
quốc gia quá non yếu và chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa.
Đúng thế, sự cô lập của Liên xô chưa có ngay những hậu quả
nghiêm trọng mà người ta phải lo ngại: thế giới tư bản quá rối loạn và bị tê
liệt để có thể biểu lộ tất cả sức mạnh tiềm tàng của mình. Cuộc “hưu chiến”
đã kéo dài hơn mọi người lạc quan mong đợi. Nhưng sự cô lập và sự bất
lực không lợi dụng được những khả năng của thị trường thế giới, dù trên
những cơ sở tư bản (ngoại thương sa xuống một phần tư hoặc một phần
năm so với năm 1913), ngoài những chi phí to lớn về quốc phòng, lôi kéo
theo một sự phân phối bất lợi nhất về lực lượng sản xuất và sự chậm trễ
trong việc nâng cao đời sống quần chúng. Tuy nhiên, cái tai ách quan liêu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.