CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 123

10

KĨ SƯ VÀ NHÀ HOẠCH ĐỊNH

Lí tưởng về sự kiểm soát có ý thức các hiện tượng xã hội đã ảnh hưởng

đáng kể tới lĩnh vực kinh tế

[88]

. “Hoạch đinh kinh tế” hiện nay đã trở thành

khái niệm có tính đại chúng và hiện tượng này có thể truy nguyên trực tiếp
tới sự thịnh hành của những tư tưởng duy khoa học mà chúng ta đang thảo
luận. Bởi trong lĩnh vực này những lí tưởng duy khoa học hóa thân vào
trong những hình thức cụ thể khiến nhà khoa học ứng dụng và đặc biệt
người kĩ sư vội vã tin tưởng vào chúng, nên để thuận tiện chúng ta sẽ kết
hợp cuộc thảo luận về sự ảnh hưởng này với việc xem xét những lí tưởng
đặc trưng của tầng lớp kĩ sư. Rồi chúng ta sẽ thấy ảnh hưởng của cách tiếp
cận có tính công nghệ của người kĩ sư, hay nhãn quan kĩ nghệ (engineering
point of view), đối với những quan điểm hiện tại về các vấn đề tổ chức xã
hội lớn hơn nhiều so những gì đại thể được thừa nhận. Hầu hết những phác
đồ tổ chức lại toàn diện xã hội, từ tư tưởng xã hội không tưởng trước kia
cho tới chủ nghĩa xã hội hiện đại, đều thực sự mang đậm dấu ấn của ảnh
hưởng này. Trong những năm gần đây, mong muốn ứng dụng kĩ nghệ của
người kĩ sư để giải đáp các vấn đề xã hội đã trở nên rất rõ ràng

[89]

; “kĩ nghệ

chính trị” và “kĩ nghệ xã hội” đã trở thành những khẩu hiệu hợp thời, thực
sự trở thành nét đặc trưng cho cách nhìn của thế hệ hiện tại cũng giống như
việc họ ưu chuộng một sự kiểm soát “có ý thức”; ở Nga, thậm chí những
nghệ sĩ xuất hiện kiêu hãnh với tên gọi “kĩ sư tâm hồn” do Stalin ban tặng.
Những cụm từ này gợi đến một sự nhầm lẫn ở một quy mô lớn hơn về
những khác nhau căn bản giữa nhiệm vụ của người kĩ sư và nhiệm vụ của
các tổ chức xã hội. Đây chính là lí do khiến chúng ta xem xét chúng chi tiết
hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.