hội như là một tổng thể, nhưng ngược lại, chúng là thứ ràng buộc khiến anh
ta phát cáu bởi vì chúng đại diện cho những lực lượng mà anh ta chẳng hiểu
gì về nguyên do tồn tại của chúng. Giá cả là một trong những loại kí hiệu
ghi lại một cách tự động (dù không hề vẹn toàn) cái liên hợp tổng thể tri
thức con người cũng như mong muốn của con người, và là thứ mà một cá
nhân phải quan tâm tới nếu anh ta muốn bắt kịp với toàn bộ hệ thống. Nếu,
thay vì sử dụng loại thông tin cô đọng này từ hệ thống giá cả, giả dụ anh ta
phải quay trở lại chú tâm xem xét các thực tế khách quan cho mọi trường
hợp, thì điều này có nghĩa là anh ta đã để tuột mất cái phương pháp giúp
anh ta có khả năng chỉ cần quan tâm tới những bối cảnh trước mắt và thay
vào đó là một phương pháp đòi hỏi tất cả lượng kiến thức này phải được
tập trung lại tại một trung tầm và được đưa vào trong một kế hoạch đơn
nhất một cách rõ ràng và có chủ ý. Việc ứng dụng phương pháp kĩ thuật
cho tổng thể xã hội thực sự đòi hỏi người chỉ huy phải sở hữu một lượng tri
thức hoàn chỉnh về toàn bộ xã hội giống như người kĩ sư sở hữu tri thức
hoàn chỉnh về thế giới nhỏ bé của anh ta. Hoạch định kinh tế tập trung
chẳng là gì khác ngoài việc áp dụng các nguyên lí kĩ thuật như vậy cho
tổng thể xã hội dựa trên giả thiết có thể tập trung được đầy đủ tất cả các tri
thức hữu quan
Trước khi chúng ta tiếp tục xem xét ảnh hưởng của quan niệm này đối
với việc tổ chức xã hội một cách có lí tính, chúng ta sẽ bổ sung vào bản
phác họa nhãn quan đặc trưng của người kĩ sư bằng một bản tóm tắt thậm
chí ngắn gọn hơn về những chức năng của thương gia hay người kinh
doanh. Điều này không chỉ làm sáng tỏ thêm bản chất của vấn đề sử dụng
tri thức phân tán giữa rất nhiều người, mà còn giúp giải thích vì sao không
chỉ người kĩ sư mà cả thế hệ chúng ta có thái độ không ưa thích đối với tất
cả những hoạt động thương mại, và tại sao bây giờ người ta lại nhất trí ưa
thích “sản xuất” hơn so với những hoạt động được gọi với cái tên “phân
phối” vốn ít nhiều gây nhầm lẫn.
So sánh với công việc của người kĩ sư, theo một nghĩa nào đó, công việc
của một thương gia có tính “xã hội” nhiều hơn, nghĩa là, đan xen với các