CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 131

thêm một lần nữa vì nó tuyên bố đã chỉ ra được những giới hạn cho phương
pháp mà các nhà khoa học tự nhiên sử dụng trong việc mở rộng liên tục khả
năng chinh phục và làm chủ tự nhiên của con người.

Chính sự mâu thuẫn này cùng với một bản tính [ham thích] chinh phục

của con người, vốn được nhân lên gấp bội trong con người của nhà khoa
học và kĩ sư, khiến sự giảng dạy của khoa học luân lí rất không được chào
đón. Như Bertrand Russel đã miêu tả rất hay về tình cảnh này: “Niềm vui
sướng có được từ việc xây dựng theo kế hoạch là một trong những động lực
mạnh nhất có trong con người biết kết hợp trí thông minh với sức lực; con
người luôn gắng sức xây dựng bất cứ thứ gì miễn là theo kế hoạch... sự
khao khát sáng tạo bản thân nó không có tính duy tâm bởi nó là một biểu
hiện của tình yêu quyền lực, và khi quyền năng sáng tạo còn tồn tại thì sẽ
có những con người khát khao sử dụng quyền năng này, dù rằng một kết
quả tự nhiên không cần sự can thiệp có thể còn tốt hơn kết quả tạo ra từ chủ
ý”

[98]

. Tuy nhiên, lời tuyên bố này được đưa ra ở phần đầu của một chương

có tựa đề rất ấn tượng “Những xã hội nhân tạo” (“Artificially created
societies”) mà ở đó bản thân Russel tỏ ra ủng hộ khi lập luận rằng “không
xã hội nào có thể được coi là thực sự khoa học trừ phi nó được tạo ra một
cách có chủ ý theo một cấu trúc nhất định để đạt được những mục đích nhất
định”

[99]

. Lời tuyên bố này, do hầu hết độc giả đều có thể hiểu, truyền đi

một thông điệp rõ ràng rằng triết lí duy khoa học, thông qua những nhà
truyền bá nổi tiếng của mình, đã góp phần vào việc hình thành khuynh
hướng hiện tại thiên về chủ nghĩa xã hội nhiều hơn tất cả những cuộc xung
đột giữa những nhóm lợi ích kinh tế, những thứ dù có làm nảy sinh vấn đề,
nhưng không đòi hỏi phải có giải pháp cụ thể. Đối với đa số những thủ lĩnh
trí thức của các phong trào xã hội chủ nghĩa, thật chẳng sai chút nào khi nói
rằng họ là những người theo chủ nghĩa xã hội bởi đối với họ chủ nghĩa xã
hội, như A. Bebel, lãnh tụ của phong trào dân chủ xã hội Đức nhận định
cách đây sáu năm, là “khoa học được áp dụng với sự nhận thức rõ ràng và
có cái nhìn đầy đủ vào mọi lĩnh vực của hoạt động con người”

[100]

. Để

chứng tỏ rằng cương lĩnh của chủ nghĩa xã hội thực sự bắt nguồn từ loại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.