III
Hai ấn phẩm chính khác của Saint-Simon, mặc dù là những tác phẩm
quan trọng nhất của ông, chủ yếu chỉ là sự triển khai chi tiết những ý tưởng
đã được phác thảo trong Organisateur. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thấy
rằng càng ngày ông càng đi theo con đường chủ nghĩa xã hội độc tài, con
đường mà chỉ sau khi ông qua đời mới được những học trò của ông hoàn
thiện. Trong bài bình luận Système industriel [Hệ thống công nghiệp]
(1821) - bài viết có tính hệ thống nhất do ông tự tay viết - ông chủ yếu bàn
về “những phương sách rốt cuộc sẽ hủy hoại cuộc cách mạng”. Ông không
còn cố gắng che giấu sự căm ghét của mình đối với những nguyên tắc tự do
cũng như đối với những người vì bảo vệ nó mà cản trở việc hiện thực hóa
những kế hoạch của ông. “Ý tưởng tự do mơ hồ và siêu hình”, “cản trở sự
tác động của quần chúng đối với cá nhân”
và “đi ngược lại quá trình
phát triển của văn minh hóa và đối lập với việc tổ chức một hệ thống có trật
tự cao”
. Lí thuyết về quyền con người và công việc mang đầy tính phê
phán của những luật sư và những nhà siêu hình học đã phục vụ đắc lực cho
việc phá hủy hệ thống phong kiến và thần học cũng như chuẩn bị cho một
hệ thống công nghiệp và khoa học. Saint-Simon hiểu rõ hơn hầu hết những
nhà xã hội chủ nghĩa sau này rằng hệ thống tổ chức của một xã hội vì mục
đích chung duy nhất, cái làm nền tảng cho tất cả những hệ thống xã hội chủ
nghĩa, không phù hợp với tự do cá nhân và đòi hỏi phải có sự tồn tại của
một quyền năng tinh thần, cái “có thể lựa chọn một hướng đi để dẫn đường
cho tất cả các lực lượng quốc gia”. Hệ thống “lập hiến, đại nghị hay nghị
viện” hiện tồn là một hệ thống lai tạp, duy trì một cách vô ích những xu
hướng phản khoa học và phản công nghiệp
đích khác nhau cạnh tranh với nhau. Triết học nghiên cứu tiến trình của sự
văn minh hóa và các nhà khoa học thực chứng, những người có khả năng