CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 272

mà cả hai triết gia của chúng ta đều trực tiếp hàm ơn. Và tôi cũng tin rằng
điều này cũng đúng với khía cạnh cơ bản thứ hai mà họ chia sẻ, và chúng ta
dễ dàng tìm thấy các điểm chi tiết về sự đồng thuận giữa họ liên quan đến
khía cạnh này: đó là, họ cùng chia sẻ chủ nghĩa duy lí (rationalism), hay
đúng hơn, chủ nghĩa duy trí (intellectualism). Chính Descartes là người đầu
tiên kết hợp các ý tưởng rõ ràng là không tương thích này của cách tiếp cận
hiện tượng luận và cảm giác luận đối với khoa học vật lí với quan điểm duy
lí về nhiệm vụ và chức năng của con người. Liên quan đến những khía cạnh
chính mà chúng ta quan tâm ở đây, chính nhờ Montesquieu, d’Alembert,
Turgot và Condorcet ở Pháp, Herder

[287]

, Kant và Fitche ở Đức mà di sản

của Descartes được truyền lại cho Hegel và Comte. Nhưng những điều mà
đối với những nhân vật trung gian này chỉ đơn thuần là những gợi ý táo bạo
và có tính khuyến khích thì với hai triết gia của chúng ta đã trở thành nền
tảng cho hai hệ thống tư tưởng thống trị trong thời đại của họ. Vì thế, khi
nhấn mạnh rằng các sai lầm của cả Hegel và Comte đều bắt nguồn từ
Descartes, thì tất nhiên tôi không có ý hạ thấp những đóng góp to lớn của
Descartes đối với tư tưởng hiện đại. Tuy nhiên, như là một định mệnh đối
với rất nhiều ý tưởng khai nguồn, chúng thường tiến đến một giai đoạn
thoái trào khi những thành công của chúng khiến chúng bị ứng dụng vào
trong những lĩnh vực mà chúng không còn thích hợp nữa. Và tôi tin rằng
đây là điều mà Comte và Hegel đã làm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.