V
Quay sang lĩnh vực lí thuyết xã hội, chúng ta có thể thấy rằng những ý
tưởng chính mà cả Helgel và Comte đều chia sẻ có quan hệ chặt chẽ vói
nhau đến mức chúng ta gần như có thể biểu đạt tất cả chúng chỉ trong một
câu tại đó chúng ta xem xét cẩn trọng ý nghĩa của từng từ một. Một câu như
vậy có lẽ như thế này: mục tiêu trung tâm của mọi nghiên cứu xã hội là
phải hướng đến việc xây dựng một lịch sử tổng quát cho toàn thể nhân loại,
được hiểu như là một lược đồ về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người
dựa trên những quy luật có thể nhận biết được. Nó tiêu biểu cho quy mô
xâm nhập của các ý tưởng của họ vào trong toàn bộ bầu không khí trí tuệ
trong thời đại của chúng ta đến mức, nói trắng ra, chúng giờ đây gần như
đã trở thành sáo rỗng. Chỉ khi chúng ta đi sâu vào phân tích nội dung và
các ngụ ý của mệnh đề này chúng ta mới có thể hiểu được bản chất dị
thường của cái dự định mà nó đề xuất.
Trước tiên, những quy luật mà cả hai ông tìm kiếm đều là những quy luật
về sự phát triển của tâm trí con người, dù là giữa hai ông có đôi chút khác
biệt - đối với Comte, đó là những “quy luật tự nhiên”
Hegel, đó là những nguyên lí siêu hình. Nói một cách khác, họ đều tuyên
bố rằng các tâm trí cá thể của chúng ta, ngoài việc đóng góp vào quá trình
phát triển này, còn có khả năng lĩnh hội quá trình này như một tổng thể. Sự
tiếp nối tất yếu của các giai đoạn phát triển tâm trí con người vốn được
quyết định bởi các quy luật động này cũng chính là nhân tố quyết định sự
tiếp nối tương ứng của những nền văn minh, nền văn hóa, Volksgeister
[Tinh thần quốc gia dân tộc], hay những hệ thống xã hội khác nhau.
Tiện đây tôi muốn nói rằng việc họ cùng nhấn mạnh đến vai trò chính
yếu của sự phát triển trí tuệ theo quá trình này không hề mâu thuẫn với thực
tế là cái truyền thống có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất mà họ cùng vun đắp