Chú Thích
Thực ra thì tính phức của các hiện tượng xã hội được ông đề cập
nhiều lần trong cuốn Cuộc cách mạng ngược trong khoa học. Tuy nhiên,
chúng không được trình bày một cách hệ thống như ở những bài luận trong
cuốn The Studies in Philosophy, Politics and Economics (1967).
Nguyên văn Hayek viết: “do vậy, tiến bộ khoa học phải tiến bước theo
hai nhánh: một mặt dĩ nhiên chúng ta phải cố gắng tiến hành phủ chứng các
lí thuyết của chúng ta ở mức độ cao nhất có thể, thì mặt khác chúng ta phải
tiến về cái lĩnh vực nơi mà chúng ta càng đạt được tiến bộ thì chúng ta phải
chấp nhận mức độ phủ chứng thấp hơn. Đây là cái giá mà chúng ta phải trả
để có được tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu hiện tượng phức” (sdd, tr. 29).
Hayek viết: “Các quy tắc là các dụng cụ giúp chúng ta đương đầu với
sự vô minh có tính cấu tạng (constitutional ignorance) của chúng ta”
(Hayek, 1976, Law, Legislation, and Liberty, Voi. 2: The Mirage of Social
Justice, London: Routledge & Kegel Paul, p. 8). Hay ở một nơi khác, “Sự
cần thiết phải tin vào các quy tắc trừu tượng để duy trì một trật tự tự phát là
hệ quả của việc vô minh và bất trắc” (ibid., p. 127).
Tham khảo Hayek, F. A. (2016), “Kinh tế học và tri thức”, trong Chủ
nghĩa cá nhân và trật tự kinh tế, Đinh Tuấn Minh và cộng sự dịch, NXB
Tri thức.
Xem Hayek (1978), “Competition as a Discovery Procedure”, New
Studies in Philosophy, Politics, Economics and the Historyotldeas. London:
Routledge & Kegan Paul.
Hayek, F. A. (1967), sdd, tr. 22-42.
Điều này không phải là hoàn toàn đúng. Những cố gắng xem xét các
hiện tượng xã hội “một cách duy khoa học”, vốn có ảnh hưởng rất sâu đậm
trong thế kỉ XIX, không hẳn chưa xuất hiện trong thế kỉ XVIII. Cách tiếp
cận duy khoa học chí ít đã được sử dụng nhiều trong tác phẩm của