Montesquieu và những người theo phái trọng nông. Nhưng những thành
tựu vĩ đại của lĩnh vực lí thuyết khoa học xã hội trong thế kỉ XVIII, như các
tác phẩm của Cantillon và Hume, của Turgot và Adam Smith, nhìn chung
tránh được cách tiếp cận duy khoa học.
Theo New English Dictionary của Murray, việc sử dụng thuật ngữ
“khoa học” theo nghĩa hẹp hiện đại xuất hiện sớm nhất vào khoảng năm
1867. Nhưng J. T. Merz (History of European Thoughtin the Nineteenth
Century [1896], vol. 1, p. 89) có lẽ đã đúng khi cho rằng thuật ngữ “khoa
học” mang nghĩa như ngày nay vào khoảng thời gian thành lập Hiệp hội vì
sự Tiến bộ Khoa học của Anh quốc (British Association for the
Advancement of Science) (1831).
Ví dụ, tác phẩm New System of Chemical Philosophy (1808) của J.
Dalton; Philosophie Zoologique (1809) của Lamarck; hay Philosophie
Chimique (1806) của Foureroy.
Chúng ta sử dụng thuật ngữ Khoa-Học viết hoa và liền nhau để diễn
tả thuật ngữ này theo nghĩa hẹp hiện đại.
Xem M. R. Cohen, “The Myth About Bacon and the Inductive
Method”, Scientific Monthly 23 (1926): 505.
New English Dictionary của Murray phân biệt cả hai khái niệm chủ
nghĩa duy khoa học (Sciencism) và tính duy khoa học (scientistic). Theo
đó, chủ nghĩa duy khoa học là “thói quen và cách thức thể hiện của người
làm khoa học”, còn tính duy khoa học là “đặc điểm, hoặc có những thuộc
tính của một nhà khoa học (sử dụng theo nghĩa khinh thị)”. Các thuật ngữ
“(thuộc) duy tự nhiên” (naturalistic) và “(thuộc) duy cơ học” (mechanistic)
thường được sử dụng với nghĩa tương tự xem ra không thích hợp bằng bởi
chúng có xu hướng đưa đến một sự tương phản sai.
Ví dụ xem J. Fiolle, Scientisme et Science (Paris, 1936) và A.
Lalande, Vocabulaire technique et critique de la philosophie, 4
th
ed., vol. 2,
p. 740.