Có thể đoạn viết của một nhà vật lí xuất sắc sau sẽ giúp chỉ rõ việc
bản thân các nhà khoa học đã chịu đựng thái độ đó nhiều như thế nào khiến
ảnh hưởng của họ tới các ngành học khác bị xấu như vậy: “Khó có thể
tưởng tượng còn có một cái gì đó thiếu khoa học hơn là việc mặc nhiên
công nhận rằng mọi kinh nghiệm đều tuân theo những cách thức mà chúng
ta đã quen thuộc, và vì thế đòi hỏi rằng việc giải thích điều đó cũng chỉ cần
những yếu tố quen thuộc trong kinh nghiệm sống hằng ngày. Một thái độ
như vậy cho thấy một trí tưởng tượng nghèo nàn, một sự thiểu năng và đầy
ngoan cố, khiến những lời biện hộ thực dụng của họ bị đẩy xuống đáy cùng
của mặt bằng trí tuệ” (P.W. Bridgman, The Logic of Modem Physics [1928],
p. 46).
Về vai trò của “quy luật quán tính” này trong lĩnh vực khoa học và
những ảnh hưởng của nó đối với các chuyên ngành xã hội, xem H.
Münsterberg, Grundzüge der Psychologie (1909), vol. 1, p. 137; E.
Bernheim, Lehrbuch der historischen Methode und Geschichtsphilosophie,
5
th
ed. (1908), p. 144; và L. V. Mises, Nationalökonomie (1940), p. 24. Có
lẽ, việc chúng ta lạm dụng quá mức một nguyên lí giải thích mới là điều
khá quen thuộc đối với những học thuyết khoa học cụ thể hơn là đối với
Khoa-Học. Lực hấp dẫn và sự tiến hóa, lí thuyết tương đối và phân tâm
học, tất cả đã bị sử dụng vượt quá công năng của chúng trong một số giai
đoạn nào đó. Dựa trên kinh nghiệm này thì, đối với toàn bộ Khoa-Học, việc
hiện tượng này tồn tại lâu hơn và gây ra những ảnh hưởng dài hơn không
phải là điều đáng ngạc nhiên.
Tôi cho rằng quan điểm này đầu tiên được nhà vật lí người Đức G.
Kirchhott phát biểu trong cuốn Vorlesungen über die mathematische,
Physik; Mechanik (1874), p. 1, và sau đó được biết đến rộng rãi hơn thông
qua triết học của Ernst Mach.
Cụm từ giải thích chỉ là một trong những ví dụ quan trọng về việc
lĩnh vực khoa học tự nhiên bị buộc phải sử dụng những khái niệm vốn được
hình thành để miêu tả các hoạt động con người. Các thuật ngữ quy luật
(law) và nguyên nhân (cause), chức năng (function) và trật tự (order), tổ