dụng” xét theo nghĩa nó không dựa trên những mối quan hệ có thể quan sát
giữa các sự vật bên ngoài, mà nhấn mạnh đến những mối quan hệ giữa thế
giới bên ngoài (theo nghĩa hẹp) và cơ thể con người, những loại đã chứng
tỏ chúng rất có ý nghĩa đối với sự tồn tại của loài người trong quá trình tiến
hóa. Ví dụ, bộ não con người phân loại những tác nhân kích thích bên
ngoài phần lớn bằng cách liên đới chúng với những kích thích sinh ra từ sự
phản xạ của các bộ phận cơ thể khi bị kích thích bởi cùng loại tác nhân bên
ngoài mà không có sự can thiệp của não bộ.
Việc những người khác nhau phân loại các tác nhân kích thích bên
ngoài theo “cùng một cách” không có nghĩa rằng họ có các chất liệu cảm
giác như nhau (nếu thế thì đây là một mệnh đề vô nghĩa), mà là các hệ
thống các chất liệu cảm giác của những người khác nhau này có chung một
cấu trúc (các hệ thống các mối quan hệ đồng hình - homeomorphic Systems
of relations).
Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề trong nhóm ngành cuối cùng sẽ lảm
nảy sinh các vấn đề mang đặc điểm của lĩnh vực khoa học xã hội khi chúng
ta cố gắng giải thích chúng.
Ngày nay, thuật ngữ tiếng Đức Geisteswissenschaften đôi khi được
dùng để mô tả lĩnh vực khoa học xã hội theo nghĩa hẹp mà chúng ta xem
xét ở đây khi được chuyển sang tiếng Anh. Nhưng thuật ngữ tiếng Đức này
lại được dịch giả cuốn Logic của J. S. Mill đưa vào thế giới tiếng Anh để
ám chỉ các ngành khoa học về luân lí theo nghĩa hẹp, và vì thế có lẽ sẽ
không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng cho việc sử dụng cách dịch này thay
vì thuật ngữ tiếng Anh nguyên gốc.
Vì lí do này mà kinh tế học và các ngành khoa học lí thuyết khác về
xã hội thường được người ta mô tả là các ngành khoa học “mục đích luận”
(teleological). Tuy nhiên, thuật ngữ này dẫn tới hiểu lầm, rằng nó có xu
hướng cho là không chỉ các hành động của những con người cá nhân mà
còn cả các cấu trúc của xã hội do các hành động cá nhân tạo thành cũng
được thiết kế có chủ ý bởi một ai đó vì một mục đích nào đó. Vậy nên, nó
dẫn tới một “cách giải thích” về các hiện tượng xã hội theo nghĩa cứu cánh