CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC - Trang 294

được một loại quyền lực tối cao nào đó ấn định hoặc dấn tới quan niệm sai
lầm ngược lại và không kém phần nguy hiểm khi coi tất cả các hiện tượng
xã hội như là sản phẩm thiết kế có ý thức của con người, hay dẫn tới cách
diễn giải “thực dụng” ngăn cản tất cả sự hiểu biết thực sự về những hiện
tượng đó. Một vài tác giả, cụ thể O. Spann, đã sử dụng thuật ngữ mục đích
luận
(teleological) để biện minh cho các tư biện siêu hình cực kì khó hiểu.
Những người khác, như K. Englis, đã sử dụng nó theo cách không thể phản
bác và đã phân biệt một cách rành mạch các loại khoa học mục đích luận
với khoa học chuẩn tắc (Cụ thể xem các trao đổi minh họa về vấn đề này
trong K. Englis, Teleologische Theorie der Wirtschaft [Brunn, 1930]). Tuy
nhiên thuật ngữ vẫn gây ra hiểu lầm. Nếu một cái tên là cần thì thuật ngữ
các ngành khoa học praxeo (praxeological Sciences) do A. Espinas đưa ra,
T. Kotarbinsky và E. Slutsky áp dụng, và hiện nay được Ludwig von Mises
định nghĩa rõ ràng và sử dụng rộng rãi (Nationalökônmie [Geneva, 1940])
dường như là thích đáng hơn cả.

[27]

Trong khi tuyệt đại đa số các đối tượng và sự kiện quyết định hành

động con người, và từ góc độ đó cần được định nghĩa không chỉ bằng các
đặc điểm vật lí của chúng mà còn bằng các thái độ của con người đối với
chúng, là các phương tiện cho một mục đích thì điều này không có nghĩa là
yếu tố hướng đích hay “mục đích luận” trong định nghĩa về chúng là điều
thiết yếu. Mục đích con người vốn được những sự vật khác nhau đáp ứng là
loại quan trọng nhất, nhưng đấy mới chỉ là một loại, trong các tâm thái con
người để hình thành cơ sở cho sự phân loại trên. Một linh cảm hoặc một
điểm dù xấu hay tốt thuộc về không gì khác hơn nhóm các sự kiện quyết
định hành động con người nhưng lại không có bản đối ứng dạng vật lí, mặc
dù những cái đó không thể được xem như là một công cụ phục vụ hành
động con người.

[28]

Tôi cũng tin là thuật ngữ chủ quan cũng được sở dụng một cách

chính xác theo nghĩa mà chúng ta sử dụng ở đây trong tâm lí học.

[29]

Có một ảo tưởng khủng khiếp khi một vài nhà xã hội học tin là họ có

thể làm cho “tội ác” trở thành một thực tế khách quan bằng cách định nghĩa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.