có hình dạng bề ngoài tương tự nhau, thường có giá trị khác nhau” (dịch
bởi A. E. Moore, Early Economic Thought [1930], p. 303).
Có lẽ trừ ngôn ngữ học, chuyên ngành thực sự có quyền tuyên bố là
nó “có đóng góp mở đường cho phương pháp luận của nhóm các ngành
khoa học xã hội” (Edward Sapir, Selected Writings [Berkeley: University of
Caliornia Press, 1949], p. 166). Sapir, tác giả mà tôi chưa hề biết đến các
tác phẩm của ông cho tới khi tôi hoàn thành bài luận này, đưa ra rất nhiều
điểm tương tự ở đây. Chẳng hạn xem Ibid., p. 46: “không thể có định nghĩa
thỏa đáng về bất kì một thực thể nào có trong kinh nghiệm con người thuần
tuý dưới dạng tổng hoặc tích tất cả các thuộc tính vật lí của nó”, và “Tất cả
các thực thể quan trọng có trong kinh nghiệm con người do vậy đều được
tinh chỉnh từ các thuộc tính vật lí ban đầu thông qua quá trình sàng lọc các
thuộc tính có giá trị xét về mặt chức năng hay quan hệ”.
Tất nhiên, mệnh đề có dạng cực đoan của Ricardo là: một sự thay đổi
trong giá trị của sản phẩm sẽ tác động chỉ tới giá trị của đất đai và hoàn
toàn không ảnh hưởng gì tối giá trị của lao động kết hợp ở dạng này (gắn
với lí thuyết “khách quan” về giá trị của Ricardo), định đề có thể được xem
như là một trường hợp giản đơn của định đề tổng quát hơn được trình bày
trong bản văn.
Xem bàn luận chi tiết hơn về những vấn đề này trong bài báo của tôi
“Economics and Knowledge’’, Economica (Feb., 1937), in lại trong
Individualism and Economic Order (Chicago: University of Chicago Press,
1948).
Xem C. V. Langlois và C. Seignobos, Introduction to the Study of
History, trans. G. G. Berry (London, 1898), p. 218: “Các hành động và các
từ ngữ đều có đặc tính này, rằng [bản thân] mỗi hành động hay mỗi từ ngữ
đã là hành động hay từ ngữ của một cá nhân; tưởng tượng chỉ có thể là hiện
thân của các hành sự (acts) cá nhân, và những cái mà chúng ta quan sát
được trực tiếp là các bản sao của chúng. Do đây là những hành động của
những con người sống trong xã hội, hầu hết chúng được thực hiện đồng
thời bởi một số cá nhân, hoặc được định hướng tới cùng một mục đích