mệnh đề trong bản văn: “Cái vị thế của con người nằm giữa các hiện tượng
tự nhiên và xã hội - một mặt anh ta là đối tượng chịu tác động, mặt khác
anh ta là tác nhân gây ra - dẫn đến một tình huống là các sự kiện cơ bản và
thiết yếu mà chúng ta cần giải thích là một bộ phận của kinh nghiệm chung,
một phần trong kho tàng [các chất liệu] phục vụ tư duy của chúng ta. Trong
nhóm các ngành khoa học xã hội chính các phần tử của các hiện tượng
phức mới là thứ mà chúng ta thực sự biết và nằm ngoài mọi khả năng tranh
luận. Trong nhóm các ngành khoa học tự nhiên chúng chỉ có thể được biết
đến dưới dạng phỏng đoán”. Cũng xem C. Menger, Untersuchungen über
die Methoden der Sozialwissenschaften (1883), p. 157 n: “Những nhân tố
cuối cùng giúp cho việc lí giải chính xác về mặt lí thuyết các hiện tượng tự
nhiên là những “nguyên tử” và những “lực”, cả hai đều không có tính
thường nghiệm. Ta tuyệt nhiên không thể hình dung về những “nguyên tử”,
và chỉ có thể hình dung các lực tự nhiên bằng một hình ảnh, và trong thực
tế, ta chỉ hiểu về các lực tự nhiên như là những nguyên nhân của những vận
động hiện thực mà ta không biết được, Từ đó việc giải thích chính xác
những hiện tượng tự nhiên, xét đến cùng, gặp những khó khăn hết sức lớn.
Các ngành khoa học xã hội chính xác thì lại khác. Ở đây là những cá nhân
con người và những nỗ lực của họ; những nhân tố cuối cùng hình thành
phân tích của chúng ta đều có tính thường nghiệm, và do đó các ngành
khoa học xã hội lí thuyết chính xác có thuận lợi lớn so với các ngành khoa
học tự nhiên chính xác. Trong thực tế, công việc nghiên cứu chính xác
những hiện tượng xã hội không gặp phải các trở ngại liên quan đến các
“ranh giới của việc nhận thức Tự nhiên” và những khó khăn nảy sinh từ đó
đối với việc thấu hiểu những hiện tượng tự nhiên trên khía cạnh mặt lí
thuyết. Khi A. Comte hiểu những “xã hội” như là những thực thể hữu cơ
thực tồn, và cho rằng đó là những thực thể hữu cơ thuộc loại phức tạp hơn
nhiều so với những thực thể tự nhiên, và gọi việc giải thích lí thuyết về
chúng là vấn đề khoa học khó khăn hơn và phức tạp hơn, ông đã rơi vào
một sai lầm lớn. Học thuyết của ông chỉ đúng đối với những nhà nghiên
cứu xã hội nào - do quan tâm đến tình trạng hiện nay của các ngành khoa
học tự nhiên - có ý tưởng điên rồ là muốn giải thích những hiện tượng xã