của mình thành tôn giáo, thì trong hai tác phẩm tiếp theo, những gì Comte
xuất bản ngay sau cái chết của Saint-Simon trên tờ tạp chí của chủ nghĩa
Saint-Simon, Producteur [Người sản xuất]
, vẫn tiếp tục dòng suy tư
trước đó. Tác phẩm đầu tiên trong hai tác phẩm này quan tâm chủ yếu đến
việc phân tích cẩn thận hơn tiến trình tiến tới phương pháp thực chứng.
Ông chỉ ra “vì sao con người bắt buộc phải bắt đầu bằng cách coi tất cả các
cơ thể thu hút sự chú ý của mình như là vô số các sinh vật có sức sống
giống như chính mình”, và điều thú vị là ở giai đoạn này Comte, người mà
chỉ vài năm sau sẽ phủ nhận khả năng của phép nội quan
, vẫn giải thích
điều này bằng thực tế rằng “hành động cá nhân con người tác động lên
những sinh vật khác chỉ là một hình thức mà anh ta hiểu modus operandi
[phương thức vận hành] của nó qua sự nhận thức về nó”. Nhưng ông đã
trên con đường phủ nhận tính hợp pháp của các bộ môn khoa học được xây
dựng dựa trên chính cái ý tưởng này. Các cuộc tấn công của ông bây giờ
không còn chỉ nhằm vào con “quái vật nổi dậy”, giáo lí phản xã hội của tự
do tín ngưởng, và tình trạng vô chính phủ của chủ nghĩa cá nhân không
được điều chỉnh nói chung, mà đã trực tiếp hướng tới chống lại việc giảng
dạy kinh tế chính trị. Chỉ bằng cách xem xét các yếu tố lịch sử, chúng ta
mới có thể lí giải được vì sao cái “hiện tượng lạ lùng”, tức cái ý tưởng cho
rằng một xã hội không cần thiết phải được tổ chức một cách có ý thức, lại
có thể cứ xuất hiện mãi. Nhưng do “tất cả mọi vật phát triển một cách tự
phát tất yếu trở nên hợp lệ trong một giai đoạn nhất định”
, nên học
thuyết phê phán chỉ có tính biện minh tương đối trong quá khứ. Còn một
trật tự xã hội hoàn hảo có thể được thiết lập chỉ khi chúng ta “giao đúng
việc cho đúng người” trong tất cả các trường hợp. Nhưng điều này ngầm
giả đinh có sự tồn tại của quyền năng tinh thần, một bộ luật đạo đức, mà
một lần nữa Comte không thể hình dung ra được trừ phi nó được tạo ra một
cách có chủ ý
. Do vậy, trật tự đạo đức nhất thiết phải có đó có thể được
tạo ra bởi một hệ thống kiểm soát dư luận để quyết định “toàn bộ hệ thống
các ý tưởng và thói quen cần thiết nhằm gắn các cá nhân vào cái trật tự xã
hội mà họ phải sống trong đó”. Những ý tưởng mà khiến J. S. Mill, sau 20