Grun (và về sau có thể là Thierry và Mignet) mà Marx làm quen với các tư
tưởng của chủ nghĩa Saint-Simon và chỉ đến sau này, tại Paris, ông mới
nghiên cứu các tư tưởng ấy lần đầu tiên.
Dường như chắc chắn ông đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của làn sóng hâm
mộ chủ nghĩa Saint-Simon từ những ngày đầu khi ông còn là cậu thiếu niên
mười ba, mười bốn tuổi. Chính ông đã kể lại với một người bạn, nhà sử học
người Nga M. Kowalewski, về việc người bạn của cha ông và sau này là
nhạc phụ của ông, Baron Ludwig von Westphalen, đã bị lôi cuốn bởi làn
sóng ấy và đã trò chuyện với cậu bé Marx về những tư tưởng mới
. Các
thường cho rằng rất nhiều phần trong học thuyết của
Marx, đặc biệt là học thuyết đấu tranh giai cấp và một số khía cạnh của
cách lí giải của học thuyết này về lịch sử, có nhiều điểm tương đồng với
các học thuyết của Saint-Simon hơn là của Hegel, và điều này thậm chí còn
thú vị hơn khi chúng ta nhận ra rằng Saint-Simon đã có ảnh hưởng tới
Marx dường như còn trước cả Hegel.
Friedrich Engels, với những tác phẩm độc lập trong đó các yếu tố của hệ
tư tưởng Saint-Simon thậm chí còn hiển hiện rõ ràng hơn so với trong các
tác phẩm của Marx, đã từng có liên hệ rất mật thiết với một số thành viên
của phong trào Người Đức Trẻ, đặc biệt là Gutzkow, và sau này làm quen
với học thuyết xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên thông qua M. Hess. Các nhà
lãnh đạo khác của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa Đức cũng chịu những ảnh
hưởng tương tự. Người ta có thể thường xuyên nhận ra sự tương đồng rất rõ
giữa phần lớn các học thuyết của Rodbertus và của những người theo chủ
nghĩa Saint-Simon, và nhìn toàn cảnh, nguồn gốc trực tiếp đó là điều không
cần phải nghi ngờ
. Trong số các thành viên trụ cột của phong trào xã
hội chủ nghĩa đang hoạt động tại Đức, ít nhất chúng ta cũng biết là W.
Liebknecht đã thấm nhuần học thuyết của Saint-Simon từ khi còn rất trẻ,
trong khi Lassalle tiếp thu phần lớn học thuyết này từ các bậc sư phụ của
mình là Lorenz von Stein và Louis Blanc