là cựu thành viên phong trào Saint-Simon và họ đã phát triển những lĩnh
vực cụ thể của học thuyết đó: Leroux, Cabet, Buchez, và Pecqueur đã vay
mượn rất nhiều từ học thuyết này, và đặc biệt Louis Blanc viết cuốn
Organisation du travail [Tổ chức lao động] hoàn toàn theo chủ nghĩa Saint-
Simon. Ngay cả nhân vật độc đáo nhất trong số những người theo chủ
nghĩa xã hội sau này, Proudhon, dù có đóng góp nhiều đến mấy cho học
thuyết về chính trị, về cơ bản vẫn là một người theo chủ nghĩa Saint-Simon
trong các học thuyết xã hội chủ nghĩa của ông
. Có thể nói đến khoảng
năm 1840, các tư tưởng của chủ nghĩa Saint-Simon không còn là tài sản
riêng của một trường phái cụ thể nào, nó đã trở thành nền tảng của tất cả
các phong trào xã hội chủ nghĩa. Và chủ nghĩa xã hội vào năm 1848 - nếu
không xét đến các yếu tố dân chủ và vô chính phủ lúc đấy đã được du nhập
vào chủ nghĩa này như những yếu tố mớỉ mẻ và lạ lẫm - chủ yếu vẫn thuộc
về chủ nghĩa Saint-Simon, xét về mặt học thuyết và nhân sự.