V
Chúng ta vẫn chưa nói gì về mối quan hệ giữa chủ nghĩa Saint-Simon và
các trường phái xã hội chủ nghĩa Pháp sau này. Nhưng khía cạnh này trong
toàn bộ ảnh hưởng của họ nhìn chung nổi tiếng đến mức chúng ta không
cần phải nói nhiều về nó. Người duy nhất trong số những người theo chủ
nghĩa xã hội Pháp thời kì đầu không chịu ảnh hưởng của Saint-Simon dĩ
nhiên là người cùng thời với ông, Charles Fourier - người luôn được coi là
một trong ba sáng lập viên của chủ nghĩa xã hội, cùng với Robert Owen và
Saint-Simon. Nhưng cho dù những người theo chủ nghĩa Saint-Simon đã
vay mượn từ ông một số yếu tố trong học thuyết của họ - đặc biệt là trên
phương diện các mối quan hệ giữa hai giới tính - thì cả ông lẫn Robert
Owen đều không đóng góp nhiều cho lĩnh vực của chủ nghĩa xâ hội mà
chúng ta đang bàn ở đây: sự tổ chức và chỉ huy có chủ ý đối với hoạt động
kinh tế. Đóng góp của ông trong lĩnh vực này mang tính tiêu cực nhiều
hơn. Là người say mê kinh tế, ông không thấy gì khác ngoài sự lãng phí
của các thể chế cạnh tranh và thậm chí ông còn vượt xa Saint-Simon trong
chuyện tin tưởng vào những khả năng vô hạn của tiến bộ kĩ thuật. Thật ra
trong ông có rất nhiều tư chất của một kĩ sư và, cũng như Saint-Simon, ông
thu nạp các môn đồ chủ yếu từ các sinh viên của École Polytechnique. Có
lẽ ông là đại diện sớm nhất của câu chuyện hoang đường về “khan hiếm
trong dư thừa”, điều mà những bộ óc kĩ sư hiện nay hay cách đây 120 năm
đều cho là hiển nhiên.
Victor Considérant, người đứng đầu trường phái Fourier và đã đưa ra
những học thuyết khúc chiết hơn bậc thầy của mình, là dân École
Polytechnique, và phần lớn các thành viên có ảnh hưởng, như Transon và
Lechevalier, đều đã từng đi theo chủ nghĩa Saint-Simon. Trong số các phe
phái xã hội chủ nghĩa địch thủ, gần như tất cả các nhà lãnh đạo của họ đều