Trong chốc lát, sự thẹn thùng của một đứa trẻ biến mất, thay
vào đó là sự ngưỡng mộ và niềm vui sướng. Đó chính là thứ mà hầu
hết các nhân viên của Disney đang nói đến khi họ dùng từ phép
màu để mô tả công việc của mình. Đó cũng là lý do tại sao rất nhiều
người đến đây làm việc từ khi còn là học sinh trung học hay sinh
viên đại học, và rồi 20 năm sau vẫn còn ở lại. Đương nhiên, Goofy có
thật. Đối với cô bé đó chú có thật, và đối với tôi thì giây phút ấy
Goofy có thật. Tôi không còn là nhà văn hay nhà báo trong lớp hóa
trang bằng đệm lót và bộ lông giả nữa. Tôi là Goofy.
Mặc dù xuất hiện tại công viên giải trí trong vai trò một nhân vật
hoạt hình là một phần của lớp học định hướng dành cho các nhà
lãnh đạo cao cấp của Disney, nhưng chỉ sau khi chấp nhận vào vai
Goofy tôi mới được biết rằng mình sẽ không được viết gì về
chuyện đó, ít nhất không được tuyên bố hay ám chỉ rằng Goofy chỉ
là một diễn viên được mặc bộ đồ hóa trang. Những người phụ trách
các công viên giải trí đã áp đặt điều kiện này với tôi dựa trên nguyên
tắc là ảo tưởng về sự tồn tại thực sự của các nhân vật hoạt hình của
Disney không bao giờ được phép tiết lộ với bất kỳ ai. Lúc đầu tôi
cho rằng chuyện này thật ngớ ngẩn. Bởi nó hiển nhiên như chuyện
Ông già Noel không có thật và chắc chắn là tất cả mọi đứa trẻ khi
lên 8 hoặc cùng lắm là 10 đều sẽ hiểu rằng bên trong những bộ
đồ hóa trang đó là người thật. Nhưng những người làm việc trong các
công viên giải trí vẫn cương quyết duy trì quy định đó, và đến khi
gặp họ tôi mới hiểu tại sao. Gần như mọi thứ bên trong Disney
World đều là ảo tưởng: xinh xắn hơn, sạch sẽ hơn, an toàn hơn, tốt
đẹp hơn và vui vẻ hơn thế giới thực. Walt quả là thiên tài khi nhận ra
rằng không chỉ có trẻ con mới muốn chạy trốn khỏi thực tại. Cũng
giống như bất kỳ ảo thuật gia tài giỏi nào khác, bạn phải tin vào ảo
tưởng, nếu không thì nó sẽ tan biến. Đó là niềm tin phổ biến mà
rất nhiều người Mỹ vẫn say sưa ôm ấp, cho nên cái tên Disney mới