để chào hỏi và bắt tay giữa lúc ông đang đi về bàn. Ông vẫn thoải
mái và hài hước y như những gì mà tôi nhớ được ở buổi lấy lời khai
trước kia. Dường như ông sẵn sàng thảo luận bất cứ chủ đề nào mà
tôi đưa ra, dù đó là thất bại trong việc mời David Letterman hợp tác
làm chương trình của đài ABC gần đây, hay các cuộc đàm phán với
chính phủ Trung Quốc để mở thêm một công viên giải trí nữa, hay
cuộc chiến tranh mờ mịt ở Iraq (“Hẳn là Bush sẽ không làm điều gì
quá ngu ngốc đâu,” ông nói với tôi). Sau khi đề cập đến cơn đau
tim đã suýt đánh gục ông vào năm 1994, Eisner lướt qua thực đơn để
tìm kiếm các món ăn ít chất béo, rồi còn hối tôi dùng Lipitor,
một loại thuốc giúp giảm cholesterol mà ông cho là đã giúp ông
sống tới ngày hôm nay. Eisner là một nhà kể chuyện đại tài, và rõ
ràng đây là kỹ năng đã dẫn dắt ông trong việc lựa chọn vô số các
kịch bản đã làm nên các bộ phim đình đám trong nhiều năm qua.
Trong suốt bữa tối đầu tiên đó, tôi đã nói với Eisner về kế
hoạch của mình cho cuốn sách: một cái nhìn từ bên trong vào hoạt
động kinh doanh của công ty giải trí và truyền thông có tiếng nhất
nước Mỹ trong lúc nó đối mặt với những thách thức về cả công nghệ
lẫn nội dung sáng tạo. Tôi muốn chứng kiến tận mắt tiến trình
sáng tạo của nó, để cho độc giả thấy Disney đã tạo ra văn hóa như
thế nào và ngược lại, văn hóa đã nhào nặn Disney ra sao, làm thế
nào các nhà lãnh đạo Disney đương đầu với động cơ lợi nhuận trong
khi duy trì và thúc đẩy cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Nhờ có Eisner,
Disney đã thoát khỏi nguy cơ bị thâu tóm bởi những con cá mập hung
hăng như America Online và Time Warner, nhưng nó vẫn là một công
ty chủ yếu sản xuất “nội dung” và vẫn phải đối mặt với những gã
khổng lồ truyền thông khác như Viacom, News Corp., và Time
Warner, những tổ chức sở hữu cả các hệ thống phân phối rộng lớn
như truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh. Tôi cho rằng Disney
đang trải qua một thời kỳ bước ngoặt khác trong lịch sử của mình, và
tôi đề nghị được theo dõi nó trong vòng ít nhất là một năm tiếp