đứng ở hàng khác. Những người nói tiếng Hebrew (tiếng Do Thái cổ) đọc
lướt bảng câu hỏi. Những người còn lại thường đợi ở hàng để hướng về dãy
câu thẩm vấn, từ thông thường đến gay gắt. Ông (bà) có mang đồ hộ ai
không? Ông (bà) có quen ai ở Israel không? Tên của họ là gì? Ông (bà) có
đi tới Bờ Tây không? Ông (bà) có người bạn Ả Rập nào không? Tên họ là
gì? Và vân vân.
Mặc dù có vẻ qua loa nhưng phải nói là "tôi cảm thấy khó chịu" cái
kiểu hạch hỏi khó ưa ấy. Nó có nghĩa là điều tra nhân dạng của khách hàng,
đâm chọc vào chuyện của du khách. "Còn ông là nhà báo à? Có gì chứng
minh không? Vui lòng mở máy tính của ông và chỉ cho tôi những gì ông đã
viết." Có khi người thẩm vấn bỏ đi, nhưng một người khác đến và bắt đầu
hỏi lại. Tôi lại bị hỏi, hết sức nghiêm túc: "Ông không phải người Do Thái,
vậy tại sao ông tới Israel?" Ở đây chẳng làm gì phải lo ngại về chuyện "ghi
hình", hỏi về sắc tộc hay điều gì khác. Những phụ nữ nước ngoài tự đi còn
bị xăm xoi rất kỹ, kể từ khi Nizar Hindawi, một người Jordan làm việc cho
cơ quan tình báo Syria, đã gửi cô bạn gái có thai người Ireland trên chuyến
bay E1 Al mà không nói cho chị ta biết là anh ta đã giấu quả bom Semtex ở
đáy giả cái túi của chị ta. Một lính gác của El Al tinh ý đã phát hiện thiết bị
này, cứu được mạng của 375 người vào bữa đó, hồi tháng Tư 1986.
Cả khi ở nước ngoài, lúc bạn bước lại gần quầy, bạn đã đi vào sự kiểm
soát của Israel, lúc nào cũng nghĩ có mối đe dọa khủng bố và chiến tranh. Ở
một số nước châu Âu, một nhân viên an ninh ngồi cạnh tài xế xe bus đưa
khách từ nhà khách tới máy bay. Những nhân viên mật vụ khác rải khắp
nơi, bảo vệ cầu thang lên xuống hoặc dắt con chó đánh hơi trên hành lý.
Đôi khi một xe bọc sắt theo dõi chiếc máy bay hạ cánh đang chạy trên
đường băng. Mỗi chuyến bay E1 Al đều có lính gác vũ trang và các buồng
lái ngăn được đạn.