cuộc tuần hành hòa bình phản kháng việc xây dựng vùng lân cận mới Har
Homa của Israel.
Với vóc dáng to khỏe ấy, Ta’mari, một chỉ huy quân sự thâm niên của
PLO ở Jordan và Lebanon, giờ là nhà hoạt động chính trị. Sau hơn ba thập
niên bị lưu đày, Ta'mari trở về Bờ Tây với những người tùy tùng của Arafat
sau hiệp ước Oslo. Anh bị loại khỏi danh sách chính thức của Fatah trong
cuộc tuyển cử hội đồng Palestine năm 1966, nhưng trở thành người độc lập
và đứng đầu danh sách ứng cử ở Bethlehem.
Tuần qua tuần, anh lãnh đạo các nhóm tuần hành phản kháng từ
Bethlehem lên đỉnh đồi Jebal Abu Ghneim để biểu thị sự thất vọng của
người Palestine về "việc Do Thái hóa" Jerusalem. Và việc mở rộng khu
định cư nói chung. Anh dẫn giải: "Khi còn là những đứa trẻ, chúng tôi
thường chơi ở ngọn đồi này". Thật là một nỗ lực vô cùng khốn khổ và thất
bại. Dù là điều sỉ nhục quốc tế, Israel đưa vào những chiếc xe ủi đất để chia
cắt ngọn đồi rậm cây. Ta'mari luôn được coi là một trong vài nhân vật có uy
tín của PLO ở Bờ Tây, con người hành động hơn là đưa ra những lời buộc
tội dài dòng.
Ta'mari đúng là nhà lãnh đạo nổi tiếng. Cái tên Salah Ta’mari được bắt
nguồn từ Saladin (Salah al-Din, người đã tái chiếm Jerusalem từ tay quân
Thập tự chinh). Trong lời nói đầu cho cuốn Cô bé bán hàng rong, John Le
Carré tán dương lòng dũng cảm của Ta'mari và cám ơn anh vì "đã cho tôi
thấy trái tim của người Palestine". Aharon Barnea, nguyên phóng viên sự
vụ về Ả Rập của đài phát thanh Israel, và vợ ông ta là Amalia, đã viết cuốn
Kẻ thù của tôi, một trình thuật nói lên sự mê hoặc và tình bạn của họ với
Ta'mari sau khi quân Israel bắt anh ta ở Lebanon.
Ý thức chính trị của anh được hình thành ở Quảng trường Manger ở
Bethlehem, tỉnh được pha trộn tư tưởng Kito-Hồi giáo trong thuở thiếu thời
của anh. Ở đó, lúc là cậu bé năm tuổi, anh đã thấy những người tị nạn