đám lính cho ông đưa đứa bé ra xe cứu thương mà ông đã điều động tới Deir
Yassin. De Reynier đã đưa ra con số người chết là "hơn 200" trong báo cáo của
ông, và là 350 trong cuốn sách này-con số sau cao hơn nhiều so với con số mà
những nhà tuyên truyền Ả Rập xác nhận.
Một sĩ quan Hagana nói ông ta đã chứng kiến cuộc thảm sát lúc nó xảy ra và
đã gởi một bản báo cáo cùng hình ảnh tới bộ tư lệnh Hagana, kèm theo những
dòng thơ mở đầu của bài thơ của Bialik, "thành phố của sự thảm sát": "Hãy chỗi
dậy và đi tới thành phố của thảm sát...". Ông ta tuyên bố là đã trông thấy lính Do
Thái giết bất cứ ai mà họ thấy còn sống. Ồng ta bảo có lúc họ đã bắt chừng 25
người Ả Rập, đem diễu đám người này qua khắp thành Jerusalem rồi mang họ về
mỏ đá Deir Yassin và đã bắn họ.
Tin tức cuộc thảm sát đã gây kinh hoàng khắp trong dân Palestine. Những
nhà lãnh đạo Ả Rập đã vội nắm lấy cuộc thảm sát với hy vọng củng cố sức kháng
chiến Palestine, nhưng việc tuyên truyền đã có hiệu quả ngược lại, và tạo ra một
sự sụp để về đạo lý. Cùng trong tuần lễ ấy xảy ra cái chết của Abdel- Kader al-
Husseini, vị chỉ huy Palestine duy nhất đã khơi dậy niềm tin nơi nhân dân, người
Palestine cảm thấy bơ vơ vì không còn ai bảo vệ họ chống lại người Do Thái khát
máu. Sử gia Benny Morris đã viết: "làng Deir Yassin đã chịu đựng hậu quả lâu
dài nhất trong số bất cứ biến cố nào của chiến tranh khi người ta xô đẩy dân Ả
Rập trốn chạy khỏi Palestine". Biến cố ấy cũng gia tăng áp lực không nhỏ lên các
quốc gia Ả Rcập. Việc các nước này gởi quân đội đến giúp người anh em
Palestine đã làm tan biến bất cứ hy vọng cuối cùng nào mong rằng người ta có
thể ngăn chặn được một cuộc chiến ở mức độ rộng lớn vào tháng kế tiếp.
Sau làng Deir Yassin, có một sự thông đồng lạ lùng và không nói nên lời, ấy
là không hề che giấu sự ác độc, nhưng càng thổi phồng nó lên. Người Ả Rập đã
tính lầm, nhưng Etzel hiểu cú sốc tâm lý của vụ việc ở làng Deir Yassin, và đã
phát thanh trên đài loan báo 240 người Ả Rập đã bị giết. Các chỉ huy Etzel sau
này nhận ra rằng chính sự hữu ý khoa trương đã gieo rắc sợ hãi và ngộ nhận giữa
những người Ả Rập. Trong cuốn sách của mình, Cuộc Nổi loạn, Menachem
Begin, sau này là lãnh dạo của Etzel, đã từ chối không công nhận lính của mình