biết bạn từ đâu đến. Có thể cha mẹ bạn thậm chí không phải người Do Thái,
hay có thể tôi là một mamizer"-một "đứa con hoang" sinh bởi một cuộc hôn
nhân bị luật Do Thái cấm. "Họ sợ tôi sẽ quay về đường cũ" ông cắt nghĩa.
Tôi gặp Arieli tại phòng giải khát của khách sạn Holiday Inn ở
Jerusalem. Năm ấy ông 54 tuổi. Tất nhiên quán cà phê này phục vụ các món
ăn uống theo luật ăn kiêng. Ông gọi một Coca-Cola và vụng về đọc kinh
trước khi thưởng thức món tinh hoa của văn hóa Mỹ này.
Với thời gian, Arieli đã có những sự du di về thái độ tôn giáo bề ngoài.
Râu ông cạo nhẵn thay vì để xồm xoàm như các hiền nhân. Ông nói ông
mặc quần áo và nón đen vào ngày Sabbath và các lễ nghỉ, nhưng trong
những ngày làm việc trong tuần, đặc biệt mùa hè, ông chỉ mặc quần đen,
một áo sơ mi trắng hở cổ với một cái nón đen nhẹ trên đầu. "Chỉ vì ở ngoài
quá nóng", ông giải thích. "Cả đời tôi luôn đi giày, nhưng bây giờ thì không
thể nữa. Mọi người sẽ nhìn vào tôi".
Việc nói năng cũng là vấn đề đối với các cộng đồng tôn giáo. "Có tiếng
Hebrew (tiếng Do Thái cổ) và tiếng Do Thái hiện đại", ông nói. Đa số
người Haredi nói tiếng Yiddish với nhau, để tránh tục hóa ngôn ngữ thánh
bằng việc dùng nó vào những chuyện thông tục thường ngày, còn tiếng
Hebrew thì họ đọc với âm điệu Ashkenazi, nhấn mạnh âm tiết đầu (ví dụ
shab- bas (ngày hưu lễ) và sholem ("hòa bình, lời chào bình an") thay vì
shabbat và shalom. Lúc đầu Arieli hoàn toàn không thể hiểu được các đồng
đạo của mình, và bất cứ ai gặp ông cũng biết ngay ông là người mới trở lại.
Cuộc "ăn năn trở lại" của Arieli diễn tiến từ từ.
Với Arieli, sự biến đổi bắt đầu diễn ra khi ông sinh con gái đầu lòng.
Ông kinh sợ và cảm thấy mình không có giá trị gì để truyền lại cho con gái.
Ổng đọc một mẩu quảng cáo trên báo mời ông đến dự một bữa tiệc họp mặt
với Ikka Israeli, nguyên là một họa sĩ mà Arieli đã quen biết trước đây, nay
đã trở thành một giáo sĩ. "Tôi thực sự muốn gặp anh ta. Tôi rất tức giận vì