tới một thỏa ước. Ông tán thành việc triệu tập một hội nghị quốc tế được
Mỹ, châu Âu, Nga, Liên Hiệp quốc, và các nước Ả Rập chính chủ trì. Nó có
thể là vòng hai của hội nghị Madrid. Mục đích của nó không là để thương
thảo một hòa ước mới, mà là bổ sung những tham số đã được Tổng thống
Clinton đặt ra năm 2001.
Đối với một Israel việc mời thế giới tham dự những cuộc thương thảo
quả là cách mạng. Nhiều năm nay Israel cố tránh những hội nghị quốc tế để
bảo đảm là Mỹ, đồng minh lớn nhất, vẫn giữ thế độc quyền về việc dàn xếp
Trung Đông. Người Palestine từ lâu đã cố "quốc tế hóa" sự xung đột bằng
cách đưa ra những người hòa giải tương lai với hy vọng gây áp lực lên
Israel. Nhưng cuối cùng Arafat chấp nhận vai trò trung tâm của Mỹ là nước
duy nhất tác động lên Israel.
Mỗi bên đều phải tỏ ra nỗ lực để thế giới có biện pháp đối với bên
ngoan cố.
Thế giới bên ngoài đã quan tâm nhiều về vụ việc của Palestine và
Israel suốt từ khi Anh đưa ra Tuyên ngôn Balfour. Nhưng vấn đề vẫn chưa
được giải quyết hơn nửa thế kỷ nay sau giải pháp phân chia lúc đầu của
Liên Hiệp quốc thì đấy vẫn là vết đen đối với cộng đồng quốc tế. Tranh
chấp giữa Israel và người Palestine là một trong nhiều nhân tố-nhưng là
nhân tố quan trọng-làm tổn thương các mối quan hệ giữa phương Tây và
thế giới Hồi giáo. Như những cuộc tấn công ngày 11 tháng Chín cho thấy,
Trung Đông đâu phải chốn xa xôi gì để người ta cứ bình chân để mặc nó tự
xoay sở. Bất kỳ ai có sự đố kỵ chống lại Mỹ, chống lại phương Tây, hay
chống lại những chế độ thân- phương tây có thể nắm lấy vấn đề Palestine để
tập hợp những người ủng hộ điên cuồng. Việc giải quyết nỗi đau của
Palestine, việc phủ nhận nó là nguồn kích động những kẻ cực đoan, có thể
là một chiến thắng lớn của "cuộc chiến chông khủng bố".
Bảng niên đại