lớn hơn".Ông cho thấy, "Gia đình tôi có chìa khóa nhân danh vua Hồi.
Nhưng nhà Nusseibeh bắt bẻ lại là, "Không có chúng tôi thì không ai có thể
vào nhà thờ".
Sự can thiệp của người châu Âu vào nhà thờ về đủ thứ nhưng rồi biến
mất. Thay vào đó, kế hoạch của quốc tế đã kéo người Ả Rập vào những
cuộc đấu tranh quyền lực để tạo ảnh hưởng ở Haram al-Sharif. Sự thù
nghịch chính là giữa lãnh tụ Palestine Yasser Arafat và Vua Hussein đã quá
cố của Jordan. Cả những người khác cũng đóng vai trò quan trọng đối với
điện thờ, như vị vua quá cố Hassan của Maroc, từ lâu đã đứng đầu Hội
đồng Jerusalem của Liên minh Ả Rập, và Vua Fahd của Ả Rập Saudi, đã là
người trông coi Hai Nơi Thánh, Mecca và Medina.
Những đố kỵ này trở nên rõ ràng vào năm 1991 về vấn đề cần sửa gấp
Vòm Đá, sau đợt phục chế vụng về năm 1964. Vòm, được làm bằng những
lá vàng với nhôm được anode hóa, bị rỉ ngay từ lúc đầu, gây nguy hiểm cấu
trúc và thể khảm bên dưới. Cuối cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991, Saudi
Arabia chịu chi trả việc phục chế, thúc giục Vua Hussein, người bảo vệ tự
bổ nhiệm của các điện thờ Hồi giáo ở Jerusalem, để bán một biệt thự ở Anh
gây quỹ hầu Jordan bảo đảm có được vinh dự này. Một mái vòm mới lộng
lẫy đã được khánh thành năm 1994, làm bằng những tấm đồng mạ vàng 24
carat. Những người phục chế thừa nhận rằng cho tới thập niên 1960 vòm đã
được làm bằng chì mờ đục. Nhưng lúc ấy vàng đã trở thành màu được
chính thức hóa, biểu tượng sáng ngời chỉ sự hiện diện của Hồi giáo. Cả
người Irael cũng đã liên tưởng Vòm Đá với vàng qua bài ca "Jerusalem
bằng Vàng."
Cùng với trách nhiệm bảo vệ điện thờ, Vua Hussein đã hướng sự oán
giận của những người theo chủ nghĩa dân tộc Palestine, hiếm khi thông cảm
với thế đứng ôn hòa của triều đại Hashemite trong cuộc xung đột Ả Rập-
Israel. Hai câu khắc trên cẩm thạch tán dương công trình phục chế của Vua