QUY TẮC #1
Đó mà là Thương hiệu. Thật ngớ ngẩn!
James Carville, chiến lược gia chính trị tài ba của Bill Clinton trong cuộc tranh cử năm
1992, được biết đến là người giữ cho chiến dịch đi đúng hướng bằng cách nguệch
ngoạc vài chữ nhỏ lên tấm bảng gần bàn làm việc: “Nền kinh tế, thật ngớ ngẩn”.
Tôi thường nghĩ rằng nên yêu cầu các giám đốc điều hành phải làm một việc giống
nhau, đó là dỡ bỏ khẩu hiệu ở văn phòng và thay vào đó, ghim một mẩu giấy có viết,
“Thương hiệu, thật ngớ ngẩn!”.
Lịch sử kinh doanh của Mỹ gần đây bị những ‘’thây ma’’ điều hành làm cho lộn xộn
chỉ bởi họ đã quên mất điều này. Theo cách đó, vô số các nhà điều hành kiểu này
đang quản trị các công ty có thương hiệu nổi tiếng. Vấn đề là ở chỗ sở hữu một
thương hiệu lớn làm nảy sinh tính kiêu ngạo khác thường và chính sự kiêu ngạo ấy
làm người ta nhanh chóng quên đi rằng dù là thương hiệu vĩ đại nhất, nó sẽ chỉ thực
sự vĩ đại khi làm hài lòng người tiêu dùng.
SỰ KIÊU NGẠO THƯƠNG HIỆU TỪNG RẤT PHỔ BIẾN
Một ví dụ điển hình khó tin về sự kiêu ngạo thương hiệu tôi từng chứng kiến là ở
Citibank, nơi tôi làm việc trong một thời gian phải nói là kỳ dị, khoảng bảy hay tám
tháng cuối những năm 1970. Dĩ nhiên, ngày nay Citigroup là một trong những công ty
dịch vụ tài chính tốt và lớn nhất trên thế giới. Hồi ấy, nó là một trong những ngân
hàng tốt nhất trừ bộ phận tôi làm việc thì giống như một nhà thương điên vậy.
Một vài người đã đưa ra ý tưởng lạc quan rằng vì đây là Citibank, tất cả các ngân hàng
và các tổ chức tín dụng nhỏ hơn trong nước rất muốn cạnh tranh với công ty dưới mọi
hình thức. Đặc biệt, một bộ phận nhân tài ở đây được thuê để ngồi và nghĩ xem họ có
thể bán gì cho các ngân hàng nhỏ hơn: hệ thống máy tính, băng ghi âm để đào tạo