được. Còn chiến dịch chỉ có ý nghĩa khi chúng hỗ trợ và thống nhất với
chiến lược và được phối hợp chặt chẽ. Sự hài hoà sẽ củng cố thành công,
còn lủng củng sẽ làm giảm thắng lợi. Trong trường hợp SOG, sự phối hợp
và thống nhất tỏ ra hết sức khó khăn, đôi khi còn không tồn tại. SOG đã
triển khai và thực hiện chiến dịch bán quân sự bí mật tập trung vào hai mối
lo ngại chiến lược của đối phương. Tuy nhiên, không có những nỗ lực rõ
ràng nhằm hoà hợp chiến dịch đó với chiến lược quân sự tổng thể cho chiến
tranh Việt Nam.
CHỈ HUY VÀ KIỂM SOÁT SOG
Những hoạt động mà SOG tiến hành được coi là rất nhạy cảm và gây lo
ngại cho giới quân sự và các nhà vạch chính sách mặc dù với các lý do hoàn
toàn khác nhau. Thực ra có yếu tố xuất phát từ thái độ của Washington. Đầu
tiên, chính quyền Kenedy rất nhiệt tình với các hoạt động bí mật chống lại
Bắc Việt Nam và muốn quản lý các hoạt động này ở tầm thực hiện. Các
quan chức cao cấp, do không lường trước được tính phức tạp trong việc
thực hiện chiến dịch ngầm tại địa bàn bị từ chối, mong muốn có ngay hiệu
quả. Hơn nữa họ đòi phải biết hết mọi chi tiết. Tác động là gì? Hà Nội có
cảm thấy sức ép không? Washington muốn biết tất cả mọi thứ.
Khi kết quả không được như ý muốn, mọi người nhanh chóng đổ lỗi cho
nhau. Kenedy không hài lòng với kết quả các hoạt động chống phá miền
Bắc của CIA và giao việc này cho Lầu Năm Góc. Sau đó, vào cuối mùa
xuân 1964, chính quyền Johnson thất vọng vì sự tiến triển chậm chạp của
SOG và Mc.Namara kêu gọi tăng cường số lượng điệp vụ ngay lập tức. Vì
chiến tranh tập trung chủ yếu vào các hoạt động theo quy ước, vị chỉ huy
thứ ba của SOG, Singlaub nhận xét rằng các quan chức hoạch định chính
sách cao cấp không còn để tâm đến sự đóng góp của hoạt động ngầm nữa.
"Tôi cảm nhận rất rõ là thái độ đó diễn ra vì thiếu nhận thức về tác dụng hỗ
trợ của hoạt động ngầm đối với hoạt động thông thường. Trước khi đưa
quân đội vào Việt Nam, hoạt động ngầm là biện pháp quân sự duy nhất. Khi