CUỘC CHIẾN TRANH BÍ MẬT CHỐNG HÀ NỘI - Trang 145

ra sự bất mãn trong dân tộc thiểu số và các tổ chức tôn giáo. Bức thông điệp
có vẻ nghiêm trọng.(

[192]

)

Hà Nội dường như đang quá lo ngại về gián điệp, Singlaub nghĩ, mọi việc
cuối cùng đã trở nên thú vị hơn. Càng nghiên cứu các tin tức tình báo,
Singlaub càng trở nên thích thú. Ông nhận ra các cơ quan an ninh của Hà
Nội tập trung nhiều thời gian và công sức rà soát mọi khu vực để tìm kiếm
các toán biệt kích vốn không tồn tại. Các hoạt động tìm kiếm này không
khác gì công việc "kéo lưới". Họ dò hỏi dân làng, bao vây số đối tượng nghi
vấn. "Người nào bị nghi vấn ủng hộ hoạt động phản cách mạng trong quá
khứ" đều bị tra hỏi.(

[193]

) Sự cảnh giác dường như đang lan rộng trong tư

tưởng của các quan chức miền Bắc. Singlaub suy nghĩ, chẳng mấy chốc họ
sẽ tự đánh lẫn nhau. Nếu như vậy, Singlaub lập luận, đây chưa phải lúc
chấm dứt chương trình OP34 mà ngược lại. OP34 cần được tổ chức lại và
mở rộng nhưng với mục đích khác. Hà Nội dễ bị mắc lừa về quy mô và
mức độ họ khống chế hoạt động biệt kích của OP34. Có lẽ, có thể làm cho
họ tin là có nhiều toán khác mà họ không biết vẫn đang hoạt động bên trong
biên giới. Trong hệ thống thuật ngữ tình báo, đây là trò chơi ba mang. Trò
chơi này không dễ dàng, nhưng đây là điểm khơi đầu. Đã đến lúc khai thác
nỗi lo sợ của Hà Nội. Với mục đích đó, SOG vạch ra "Chương trình đánh
lạc hướng”. Với chương trình đó đến lượt SOG giữ vai trò chủ động.

Chương trình đánh lạc hướng

Với mật danh Forae, chương trình này được tướng Westmoreland phê
chuẩn bằng miệng ngày 14-3-1968. Với tính chất của chương trình, điều
này không có gì lạ.

Đầu tiên, Forae bao gồm “sáu đề án", trong đó ba đề án "được chuyển cho
bộ phận chiến tranh tâm lý của SOG".(

[194]

) Ba đề án còn lại được giao cho

OP34 và trở thành hạt nhân của trò chơi ba mang.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.