nhiều hơn nữa trong năm 1969, tuy nhiên Washington đã can thiệp vào cuối
năm 1968 và chấm dứt mọi hoạt động chống lại miền Bắc của SOG có liên
quan đến việc đưa người qua giới tuyến.
Đề án Urgency
Đề án Urgency, yếu tố cốt lõi thứ hai của Forae, bao gồm hai nội dung. Nội
dung thứ nhất có liên quan đến bộ đội, dân quân, cán bộ đảng miền Bắc
trung kiên, không hợp tác đã bị bắt hoặc bị bắt cóc. OP34 có được tiếp cận
với số này thông qua hai con đường. Thứ nhất, là qua các trại tù binh do
quân đội Mỹ quản lý và là nơi đề án Borden tuyển lựa điệp viên. Thứ hai, là
qua hoạt động trên biển có mật danh Plowman chuyên bắt cóc công dân
miền Bắc. Khi bị bắt cóc và lựa chọn, số này được đưa ra đảo Thiên Đường,
nơi họ được tuyên truyền về phong trào chống đối nguy tạo có tên Gươm
thiêng ái quốc do bộ phận hoạt động tâm lý chiến của SOG chỉ đạo. Những
người bị bắt giữ và tù binh chiến tranh được Urgency lựa chọn là những
người không chịu hợp tác. Họ là những người cứng rắn và không thể khai
thác được gì. Rõ ràng là họ không thích gì phong trào chống đối giả tạo.
Nhưng đề án Urgency biết cách sử dụng họ. Theo Bob McKnight, chỉ huy
trưởng của SOG năm 1968, SOG dự định biến họ thành gián điệp và đẩy trả
về miền Bắc.
Đây thật là một đòn hiểm. Thứ nhất, những công cụ gián điệp được khâu
vào áo của họ mà họ không biết. Đây là một công việc chuyên môn. Sau đó,
theo McKnight, "chúng tôi huấn luyện họ một chút về cách lên xuống máy
bay trực thăng (hoặc sử dụng dù) rồi đưa họ vào vùng nào đó nơi họ có thể
đi bộ đến chỗ có dân cư không mấy khó khăn".(
)
Những người điều hành đề án dự tính rằng lực lượng an ninh miền Bắc sẽ
bắt và giam giữ họ và sau đó sẽ phát hiện ra tài liệu giấu trong người, trong
đó có danh sách những điệp viên và các hoạt động gián điệp khác. Khi họ
phủ nhận việc biết có các tài liệu này, nhiều khả năng là tiến trình thẩm vấn