Đối với nhân viên trong OP34, quyết định đó thật vô lý. Tại sao chúng ta
phải nhượng bộ mọi thứ trước khi đàm phán? Tại sao phải chấm dứt hoạt
động có thể là một con bài quý giá một khi cuộc đàm phán bắt đầu? Chỉ cần
bác bỏ việc dính líu vào SOG và kệ họ. Đó là cách nhìn của nhân viên
OP34.
Theo nhân viên của SOG, không cần thiết phải làm cho hoạt động ngầm
phù hợp với chính sách công khai. Nhưng các nhà vạch chính sách cấp cao
lại theo đuổi những tính toán khác phát sinh sau cơn sốt tổng tấn công năm
1968. Thêm nữa, cuộc bầu cử tổng thống 1968 cũng tác động đến quyết
định chấp nhận đòi hỏi của Hà Nội. Theo một nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ
về những sự kiện này, Harriman, Cyrus Vance, và Clark Clifford "tất cả đều
sợ rằng nếu không làm một điều gì đó thật ấn tượng, chiến dịch tranh cử
của Hubert Humphrey sẽ sụp đổ và Richard Nixon sẽ thắng cử. Họ đã
thuyết phục được Johnson, người trước đó còn "e ngại bị kết tội dùng thủ
đoạn chính trị rẻ tiền" nếu chấp nhận đề nghị "giá của hoà bình" của Hà
Nội, nghe theo.
Đối với OP34 và Chương trình đánh lạc hướng, cuộc tấn công hoà bình của
chính quyền Johnson có nghĩa chấm dứt hoạt động ở miền Bắc. Hoạt động
ngầm bị bãi bỏ. Trò chơi ba mang bị đình lại.
Cuối năm 1995, Hoa Kỳ biết là Hà Nội vẫn rút ra bài học từ “kinh nghiệm
đấu tranh chống gián điệp biệt kích trong thời gian chiến tranh”. Về mặt
chính thức, Bộ Nội vụ cho rằng "những bài học đấu tranh chống vụ xâm
nhập đầu tiên đã dần được biến thành quy trình nghiệp vụ chung dẫn đến
chiến thắng liên tiếp trong đấu tranh chống xâm nhập".(
)