CHIẾN TRANH TÂM LÝ
Vào cuối năm 1962, khi sắp kết thúc nhiệm kỳ tại Sài Gòn, Bill Colby kết
luận là hoạt động chống miền Bắc của CIA đã đổ vỡ. Nhất là các toán biệt
kích không hề mang lại kết quả.
Colby trở về Washington lãnh đạo Phòng Viễn Đông trong Cục kế hoạch,
cơ quan chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động bí mật của CIA. Một trong
những hành động đầu tiên của ông là yêu cầu nhân viên đánh giá hoạt động
ở miền Bắc của Trung tâm Sài Gòn. Bản báo cáo của họ khẳng định những
gì Colby đã lường trước. Sau này Colby nhớ lại là "Viên phó của tôi nói với
tôi như sau: "Đây hãy nhìn xem, nó (việc tung gián điệp ra miền Bắc) thật
là vớ vẩn". Anh ta còn nhắc lại kinh nghiệm ở Triều Tiên, ở Liên Xô trong
những năm cuối 1940, ở Trung Quốc đầu 1950 và không một hoạt động nào
trong số đó thành công". Bản báo cáo nói một cách thẳng thắn là những
"kiểu hoạt động biệt kích này ở miền Bắc sẽ không mang lại kết quả".(
Điều đó đặt ra một câu hỏi hắc búa cho Colby. Rõ rành là hoạt động của
CIA chống Hà Nội không đi tới đâu, nhưng, theo Colby, tổng thống Kenedy
tiếp tục yêu cầu ông "gia tăng sự mất an ninh ở miền Bắc tương xứng với
độ mất an ninh họ đang gây ra ở miền Nam".(
) Liệu có điều gì nữa mà
CIA có thể làm không? Theo Colby câu trả lời là chiến tranh tâm lý. Ông
tin là chế độ cộng sản thường hoang tưởng, nếu bạn có thể tạo ra tâm lý đó,
"thì sẽ làm họ phát điên".(
2
) Khi còn là trạm trưởng ở Sài Gòn, ông đã khởi
xướng một chương trình tâm lý chiến chống Hà Nội có quy mô nhỏ. Giờ
đây, Colby muốn mở rộng nó. Có thể câu trả lời chưa hẳn đã đúng, nhưng
đó là tất cả những gì ông nghĩ ra.
Thật ra, những gì Colby đề nghị là lôgíc. Ông muốn khoét sâu vào nỗi ám
ảnh của Hà Nội về gián điệp để khai thác sự lo sợ quá mức về lật đổ và bạo