Weisshart đến Sài Gòn tháng 3- 1963 để triển khai chương trình chiến tranh
tâm lý. Ông nhớ lại rằng mình gần như phải bắt đầu từ con số không:
"không có hoạt động chiến tranh tâm lý đáng kể nào chống lại miền Bắc
vào lúc bấy giờ".(
) Weisshart đã tiến hành hoạt động tương tự ở Đông
bắc Á và dựa chủ yếu vào những kinh nghiệm đó. Ông không có sự lựa
chọn nào khác vì ông biết rất ít về Việt Nam.
Mục tiêu của chiến tranh tâm lý này là gì? Theo Weisshart, "chỉ có một mục
tiêu duy nhất: đó là thử xem chúng ta có thể làm gì để buộc miền Bắc phải
san sẻ bớt nguồn lực và làm cho họ lo lắng về những gì chúng ta đang làm ở
sân sau của họ. Bạn không thể trông đợi nhiều hơn".(
Tuy nhiên, Weisshart phải làm việc và bắt đầu triển khai chương trình chiến
tranh tâm lý. Nó bao gồm việc tăng cường chương trình phát thanh từ các
đài phát bí mật vào miền Bắc, tăng số truyền đơn và hàng tâm lý chiến qua
đường không, đường biển, và tạo ra một tổ chức chống đối giả được gọi là
Gươm thiêng ái quốc (SSPL). Trong quá trình làm việc, Weisshart biết được
việc Washington trở nên kém nhẫn nại với nỗ lực của CIA và đã quyết định
chuyển giao hoạt động ngầm cho Lầu Năm Góc. Đã đến lúc hun nóng Hà
Nội, và như ông nhớ lại, quan điểm của các nhà vạch chính sách là "quân
đội có tiền, nhân lực và vật lực để làm điều đó".(
2
)
Khi việc bàn giao được tiến hành năm 1963, Herb Weisshart không chỉ
chuẩn bị cho OPLAN 34A mà còn biết là mình và một số đồng nghiệp CIA
khác được cử sang SOG làm việc dưới sự chỉ đạo của một đại tá có tên
Clyde Russell. Với quy mô tham vọng của Kế hoạch 34A, Weisshart hy
vọng mình có cơ hội để mở rộng chương trình chiến tranh tâm lý.
KHỞI ĐẦU: CHƯƠNG TRÌNH CHIẾN TRANH TÂM LÝ CỦA SOG
Đại tá Russell, chỉ huy đầu tiên của SOG, gặp bốn thách thức trong việc
điều hành tổ chức non trẻ của bộ phận chiến tranh tâm lý: tìm được đúng
người thành lập phòng hoạt động của bộ phận chiến tranh tâm lý, vạch kế